Thực tế, điều mà nhiều phụ nữ cần không phải là tình yêu mãnh liệt, thiết tha. Thứ họ cần là sự thủy chung, là sự đồng hành của người đàn ông bên cạnh.

Ly cưới chồng đã 10 năm nhưng lúc nào cô cũng có cảm giác như mình là mẹ đơn thân. Chồng cô chưa bao giờ động tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Đi làm về, anh vứt đồ đạc theo thói quen; vùi mình vào sofa xem Tivi hoặc chơi game trên điện thoại. Vào cuối tuần, thì chồng Ly đi cà phê, đi câu cá với bạn bè. Còn Ly ở nhà mệt mỏi vật lộn với con cái, dọn nhà, giặt đồ, nấu ăn…

Ban đầu khi mới kết hôn, mẹ Ly dặn dò con gái, là dâu, là vợ nên chu toàn với gia đình chồng. Ly nghe theo, chăm lo toàn bộ khiến chồng cô mặc định việc nhà đều do vợ làm. Anh ta là đàn ông, không thể đụng tay vào những “việc nhỏ” ấy.

Chồng cô ở nhà mình như ở trọ, con khóc con đòi cái gì cũng đùn sang cho vợ. Vai trò người đàn ông trong nhà của chồng Ly mờ nhạt đến mức con cái cần gì cũng chưa bao giờ gọi đến bố. Ly cảm thấy rõ ràng rằng mình có chồng mà như góa bụa. Cô đang lâm vào một cuộc hôn nhân bế tắc, có chồng như không.

Có chồng vô tâm … cũng như không

Ly biết rằng thói quen 10 năm của chồng rất khó thay đổi. Lý cũng nhận ra bản thân mình đã sai ngay từ những ngày đầu tiên khi đã quá chu toàn mọi chuyện; việc gì cũng ôm đồm.

Thời gian đầu khi kết hôn, chồng cô cũng cảm động trước sự tận tụy của vợ; và thường khen cô trước mặt đồng nghiệp, bạn bè. Tuy nhiên theo thời gian, anh ta mặc định toàn bộ những việc to việc nhỏ đó đều là chuyện vợ phải làm. Còn chồng chỉ hưởng thụ.

có chồng vô tâm cũng như không
Nhưng chồng Ly quên mất một điều rằng con người chứ không phải cỗ máy. Ly cũng sẽ biết mệt mỏi, vất vả; nhưng cho dù cô có trao đổi với chồng thế nào, có cãi vã ra sao anh ta vẫn không thay đổi; vẫn tiếp tục thờ ơ với chuyện gia đình.

Lần nọ, Ly bị sốt xuất huyết. Vì chủ quan nên bệnh trở nặng, cô phải ở bệnh viện 1 tuần. Trong suốt 1 tuần đó, nhà cô loạn hết cả lên. Em gái cô phải nghỉ việc chăm sóc chị gái; còn chồng cô vẫn đều đặn cuối tuần đi câu cá, uống bia. Đến khi Ly ra viện về nhà; nhìn con cái nheo nhóc, nhà cửa ngổn ngang, bát đũa chất chồng … cô hoàn toàn tuyệt vọng.

Hai vợ chồng đã nổ ra một cuộc cãi vã cực lớn. Ly cho rằng bản thân mình có chồng như không; việc gì cũng tự mình chống chọi. Đến lúc này, cô thất vọng hoàn toàn. Ly bình tĩnh đệ đơn ly hôn. Cô đã sợ hãi cuộc hôn nhân như thế này quá rồi.

Trong hôn nhân, sự đồng hành có giá trị lớn hơn tất cả mọi điều lớn lao khác

Khi kết hôn chúng ta hi vọng sẽ có người cùng mình gánh chịu áp lực cuộc sống; có người giúp đỡ lúc khó khăn; có người cùng chia sẻ niềm vui và đồng cảm chung tay mỗi khi có chuyện xảy đến. Nếu như giữa vợ chồng mà còn không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trên thì còn cần thiết tiếp tục mối quan hệ hôn nhân?

Đồng hành có nghĩa là người phụ nữ và người đàn ông ở bên nhau mỗi ngày; cùng nhau trải qua những thăng trầm trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy buồn chán, bất lực và tuyệt vọng; nhưng khi nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ người khác, ta sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn.

Trong hôn nhân, sự đồng hành có giá trị lớn hơn tất cả mọi điều lớn lao khác
Hôn nhân cần nhất trách nhiệm và sự đồng hành, (ảnh Istockphoto).

Ngoài ra, đồng hành có nghĩa là sự hỗ trợ. Vợ chồng chung chăn, chung gối, cùng chung lưng đấu cật vượt qua khó khăn. Khi người vợ ốm đau, gặp khó khăn, hành động của người chồng đủ để chứng tỏ xem anh ấy có yêu thương vợ sâu đậm hay không.

Người chồng không tham gia vào chuyện nhà, ngay cả những đứa con cũng bỏ bê, ỉ lại toàn bộ mọi thứ cho vợ thì làm sao mà đáng tin cậy được; đáng để cùng nhau gánh vác cuộc sống.

Hôn nhân cần nhất là trách nhiệm và sự đồng hành. Thực tế, điều mà nhiều phụ nữ cần không phải là tình yêu mãnh liệt, thiết tha. Thứ họ cần là sự thủy chung, sự đồng hành và ủng hộ hết lòng của người đàn ông bên cạnh.

Có lẽ, đàn ông không phải là người vừa thành công trong sự nghiệp lại vừa khéo léo trong việc thể hiện tình cảm của riêng mình. Thay vì những lời nói trót lưỡi đầu môi; đàn ông hãy chứng mình tình cảm của mình qua hành động.