Bị khoảng chừng 50 con trâu bao vây, sư tử trốn lên cây lánh nạn trước khi quay lại mặt đất ‘cà khịa’ tiếp con mồi.
Đây đúng là tình huống ‘lấy thịt đè người’ khi một con sư tử dù có mang danh ‘vua đồng cỏ’ gì đi nữa thì cũng không thể chống chọi lại đàn trâu 50 con. Qua đây, chúng ta có thể thấy các loài động vật cũng biết đoàn kết để chống lại kẻ thù. Còn với sư tử, bản năng sinh tồn của nó không cho phép nó bỏ cuộc khi con mồi vẫn đang ở trước mặt.
Video ghi lại cảnh sư tử trốn lên cây để tránh mặt đàn trâu:
Nguồn video: VnExpress
Góc bình luận cảnh sư tử trốn lên cây để tránh mặt đàn trâu
Đoạn video được quay tại khu bảo tồn Olare Motorogi, Kenya.
Sư tử ban đầu định chống trả khi hai con trâu đến gần; nhưng sau khi thấy con mồi quá đông, nó lập tức trèo lên cây để ẩn náu. Một lúc sau, sư tử trèo xuống, nấp sau một thân cây đổ và dùng chân đẩy lùi bước tiến của đàn trâu.
Đoạn video sau khi được đăng tải đã nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả. “Ai nói ta trốn, chúa tể sơn lâm ta đây đang chễm chệ trên cao ra lệnh cho lũ cận thần bên dưới. Không thấy sau khi nói chuyện xong ta chỉ quơ tay nhẹ là cả đám sợ thất thần à – sư tử bực mình.”, một bình luận hài hước. Có độc giả thì bình luận: “Tránh mặt trâu chẳng xấu mặt nào.”
Trâu đồng cỏ có bộ lông màu đen hoặc nâu sẫm tùy theo độ tuổi. Trâu đực to lớn có quầng trắng quanh mắt. Bộ lông của trâu cái có xu hướng đỏ hơn. Trâu sống trong rừng thường có màu nâu đỏ, sừng cong về phía sau và hơi nhô lên. Bê của cả hai loại đều có bộ lông màu đỏ.
Đặc điểm điển hình của sừng trâu châu Phi đực trưởng thành là sự hợp nhất của góc gốc sừng; tạo thành một tấm chắn bằng xương liên tục gọi là “bướu”. Sừng được hình thành đầy đủ khi con vật được 5 hoặc 6 tuổi. Trâu cái có sừng trung bình nhỏ hơn con đực 10-20% và bướu của chúng ít nổi bật hơn. Sừng của trâu rừng nhỏ hơn sừng của trâu đồng cỏ; thường dài dưới 40 cm, hầu như không bao giờ hợp nhất.