Vô tình lạc vào chuồng hổ, sếu đầu đỏ sẵn tiện mở luôn ‘võ đường bạch hạc quyền’ đánh bại ba con hổ trong vườn thú khiến du khách vô cùng phấn khích.
Ba con hổ định dùng chiêu thức ‘lấy thịt đè người’ nhưng với võ nghệ cao cường, con sếu đã dễ dàng trấn áp đối thủ. Sếu liên tục thực hiện ‘bạch hạc quyền’ khiến ba con hổ lao vào và ngay lập tức bị trúng đòn, khiến cả sở thú náo loạn.
Video ghi lại cảnh sếu đầu đỏ đánh bại ba con hổ trong vườn thú:
Nguồn video: VnExpress
Ba con hổ bị đánh te tua phải chui vào hang để trốn và ‘kêu cứu’. Cuối cùng, nhân viên vườn thú xuất hiện và đưa sếu đầu đỏ ra ngoài.
Bình luận của độc giả về cảnh sếu đầu đỏ đánh bại ba con hổ trong vườn thú
– Hổ trong sở thú nó phế vậy thôi chứ hổ trong rừng thì con sếu đâý bay màu trong 1s rồi.
– Võ chim không có đối thủ.
– Tội nghiệp mấy em mèo vằn, mất khả năng săn mồi….
– Chú sếu này chắc được nhà nào nuôi rồi cho xem phim kung fu panda nhiều nên muốn thi chuyển võ học được tương chuyền của furious five vào để thách đấu tigress.
– Mấy chú hổ này đã chuyển từ ăn thịt sang ăn chay lâu rồi nên nó mới thế thôi!!!
– Lý do chúng được liệt vào sách đỏ.
Khám phá: Sếu đầu đỏ và những điều thú vị về chúng
Sếu đầu đỏ là loài động vật có giá trị thẩm mỹ và sinh học cao. Đây là một loài chim quý hiếm thuộc họ Sếu (Gruidae); được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim bay trên trái đất. Loài chim này rất dễ nhận biết vì phần lớn cơ thể của nó có màu xám bạc. Khi trưởng thành, đầu và cổ không có lông, có màu đỏ rất nổi bật; có sọc trên cánh và một đuôi xám. Mỏ và phía trước đầu có màu xanh lá cây và chân màu đỏ. Chim non có bộ lông sẫm màu hơn. Sếu trưởng thành cao khoảng 1,5 – 1,8m; Sải cánh dài 2,2 – 2,5m và nặng trung bình 8 – 10kg.
Sếu đầu đỏ là loài chim ăn tạp (cua, cá, lúa…) nhưng nguồn thức ăn chính của nó là hạt dẻ nước; một loại cây chỉ mọc ở vùng đất ngập nước và bị nhiễm phèn chua. Mỗi mùa xuân sắp đến, khi những cánh đồng vàng trĩu củ; thu hút những đàn sếu di cư từ Campuchia, Lào về sinh sống ở Vườn quốc gia Tràm Chim; với số lượng có thể lên tới vài trăm con.
Sếu đầu đỏ còn là sứ giả của môi trường. Sếu sống hoà bình, thủy chung, đoàn kết… tượng trưng cho sự cao thượng, thánh thiện. Đặc biệt, tiếng sếu kêu như một bản giao hưởng giữa cánh đồng rộng lớn và điệu nhảy duyên dáng của chúng dưới ánh hoàng hôn khiến bao người mê mẩn.