Sau thời gian 3 năm quen nhau, hôm nay tôi quyết định đưa bạn gái về nhà ăn bữa cơm ra mắt bố mẹ. Nhưng qua cách cầm đũa của bạn gái, bố đã nói rằng cố ấy không thể làm vợ của tôi.
Cuối cùng sau 3 năm quen biết thì hôm nay tôi cũng đưa bạn gái về gặp bố mẹ, trong lòng cảm thấy rất lo lắng, sợ họ không thích bạn gái của mình.
Về đến nhà, mẹ chỉ kịp chào hỏi vài câu rồi nhanh chóng vội xuống bếp nấu nướng. Còn bố thì đang đọc sách ở trong phòng; sau khi chúng tôi bước vào bố chỉ gật đầu và ở trong phòng cho đến khi ăn cơm mới ra.
Bố mẹ tôi vốn là người ít nói, nên chỉ lặng lẽ nghe chúng tôi nói chuyện trong bữa ăn. Tôi sợ bố mẹ không thích bạn gái nên luôn tìm cách bắt chuyện giúp đôi bên gần gũi với nhau hơn. Tuy nhiên sau khi tiễn bạn gái về, bố tôi nói: “Bạn gái của con không có duyên để làm con dâu của nhà ta đâu“.
Cuộc nói chuyện giữa bố và người con trai
Lúc đó, tôi ngạc nhiên vô cùng; sau khoảng thời gian không dài cũng không quá ngắn tiếp xúc với nhau; cô ấy là người như thế nào trong lòng tôi biết rất rõ. Tôi hỏi: “Tại sao bố lại nói như vậy?”
Bố tôi trả lời rằng: “Qua cách cầm đũa ăn là có thể thấy được phẩm cách của một con người, khi bạn gái con gắp đồ ăn cô ấy có một thói quen xấu; đó là thường lật đồ ăn ở dưới đĩa lên vài lần sau đó mới gắp; đối với món cô ấy yêu thích thì lại càng lật đi lật lại nhiều lần; như thể coi cái đĩa như một cái chảo để xào lại thức ăn vậy ”.
Tôi không đồng tình và nói: “Mỗi người có thói quen khác nhau, có người thích ăn từ từ từng miếng nhỏ, có người lại thích ngấu nghiến, ăn miếng lớn“.
Bố tôi thở dài: “Nếu như một người có cuộc sống vất vả, khó khăn; ăn uống không nho nhã thì có thể thông cảm. Nhưng với một người có học thức, tiền đồ như bạn gái con mà lại ăn uống tùy tiện như vậy thì thật khó chấp nhận. Điều này cho thấy đây là một người có tính hẹp hòi, ích kỉ”.
Ở trước bàn ăn, không để ý đến cảm nhận của người khác. Có thể hôm nay, họ dùng đũa để lật đi lật lại thức ăn trong đĩa. Thì ngày mai, đối mặt với lợi ích vật chất; họ sẽ không từ thủ đoạn để giành được phần lợi cho riêng mình.
Người có tu dưỡng sẽ luôn chú trọng từ những điều nhỏ nhặt
Một người có tu dưỡng sẽ không bao giờ coi thường và xem nhẹ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống; bởi họ hiểu những điều đó chính là “chìa khóa vàng” dẫn đến thành công và hạnh phúc thực sự.
Bởi những điều lớn lao được tạo nên từ những điều nhỏ bé; thế nên hãy tận tâm mà làm với những điều nhỏ bé trước.
1. Luôn nói lời cảm ơn với những người đã giúp đỡ cho bạn; dù họ là ai; kể cả nhân viên phục vụ khi họ mang món lên; hoặc với nhân viên thu ngân khi bạn thanh toán tiền xong…
2. Không sử dụng ngôn ngữ thô tục.
3. Chú ý đến âm lượng khi nói chuyện hoặc hành động mình đang làm; đừng làm ảnh hưởng đến những người khác.
4. Không được nghe lén cuộc nói chuyện riêng của người khác, hãy tôn trọng sự riêng tư của mỗi người.
5. Hãy kiểm soát cảm xúc của chính mình, đừng làm tổn thương người khác bằng lời nói.
6. Ăn uống không ồn ào và phát ra tiếng động; biết quan sát trước sau.
7. Luôn nhìn vào mắt người khác khi đang nói chuyện, với một nụ cười.
8. Không tùy tiện nhận xét, phán xét người khác.
9 Đừng kiêu ngạo, cho dù bạn tài giỏi đến đâu. Đừng làm tổn thương người khác là được rồi!
Trên thực tế, người thông minh trong giao tiếp sẽ luôn biết cách cư xử; ăn nói khéo léo; nhưng bề ngoài dù khéo léo đến đâu cũng không thể che giấu bản chất thực sự của mình qua những việc nhỏ nhặt hàng ngày.
Thế nên, trên bàn ăn chỉ cần nhìn cách cầm đũa của một người; ta có thể biết người đó có tu dưỡng hay không.
Xem thêm: