“Sao phải sợ, nếu trượt ngã thì đứng dậy đi tiếp!” là triết lý sống của nữ tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng, sở hữu đế chế sản xuất màn hình điện thoại cho Samsung, iPhone, Huawei.
“Hơn 20 năm, tôi không phải đi lên từ một con đường thẳng tắp, trải qua con đường gồ ghề, trong quá trình lập nghiệp, tôi từng phải bán nhà hai lần để trả lương cho nhân viên“, nữ tỷ phú tiết lộ.
Xem nhanh
Một cô bé hiểu chuyện 15 tuổi đã chủ động xin thôi học, bắt đầu kiếm kế sinh nhai
Chu Quần Phi lớn lên và sinh ra tại một vùng nông thôn nghèo của tình Hồ Nam, Trung Quốc. 5 tuổi mất mẹ, sau đó bố cũng bị mù trong một tai nạn. Tuổi thơ của bà là những chuỗi ngày cực khổ giúp bố nuôi lợn và chăn vịt để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Mỗi sớm đi đốn củi là một hành trình dài cuốc bộ lên núi, vùng phía nam thường mưa nhiều; cả đoạn đường trơn trượt không đi nổi; ấy thế mà cô bé Chu Quần Phi năm nào vẫn ngày ngày vượt qua con đường đó để kiếm củi.
Bà từng nói: “Sao phải sợ, nếu trượt ngã thì đứng dậy đi tiếp“. Có lẽ đây chính là khoảng thời gian mài dũa nên một người kiên trì như bà; thất bại chỗ nào đứng dậy từ chỗ đó.
15 tuổi hoàn thành năm 2 trung học. Tuy nhiên vì gia cảnh khó khăn không thể lo nổi học phí nên bà đã chủ động xin thôi học, bắt đầu kiếm kế sinh nhai.
Từ một công nhân trở thành một quản đốc giỏi
Công việc đầu tiên của bà là làm công nhân tại một xưởng gia công kính đồng hồ. Ban ngày đi làm, đến tối Chu Quần Phi lại đăng ký tham gia các lớp học tối như: kế toán, máy tính, bán hàng…; tư tưởng của bà khi ấy rất đơn giản, càng nhiều kỹ năng càng có lợi. Sau này bà thi và lấy nhiều chứng chỉ ở các lĩnh vực.
Trong thời gian ở xưởng, bà mượn một quyển sách để học thêm về công nghệ in lưới; điều này đã khiến người xung quanh nhìn bà với một con mắt khác. Nhưng, xưởng gia công kính đồng hồ nơi bà làm gặp vấn đề.
Thế là, bà đã gặp ông chủ, tự đề bạt bản thân làm quản đốc: “Công nghệ của xưởng tôi đều đã học hết; tôi còn rất trẻ, rất cần một cơ hội để phát huy. Nếu tôi làm lỗ của anh một đồng, thì sẽ dùng cả đời này để làm công cho anh; nhưng nếu kiếm được tiền thì lương tùy anh trả”.
Sự can đảm và dũng cảm của Chu Quần Phi khi ấy đã khiến ông chủ ấn tượng không ngớt; từ một quản lý trong xưởng bà thăng chức lên làm quản đốc. Những kiến thức về công nghệ in ấn lụa bà học trước đó được áp dụng vào xưởng; với việc sử dụng công nghệ hiện đại; xưởng gia công đó đã dần từ làm ăn thua lỗ và thu về lợi nhuận lớn.
Con đường gian nan tạo dựng sự nghiệp riêng của nữ tỷ phú tự thân Chu Quần Phi
Nhưng công xưởng nhỏ bé này không phải là bến cuối của Chu Quần Phi; sau vài năm bà đã hạ quyết tâm tạo dựng sự nghiệp cho bản thân. Bà cùng một vài người thân thiết với số tiền 20 nghìn tệ; thuê một căn nhà tại Thâm Quyến để hoạt động về in kính đồng hồ vốn đã quen thuộc.
Những năm đầu lập nghiệp bà luôn gặp nhiều trắc trở và không nhận được đơn hàng; bà đã phải đến gõ cửa từng nhà máy sản xuất đồng hồ, case đồng hồ. “Vạn sự khởi đầu nan, nhưng sẽ không thể khó khăn mãi”. Dần dần, công xưởng nhỏ của bà đi vào ổn định và có được chỗ đứng.
Mặc dù nhà máy đi vào hoạt động ổn định; nhưng phải cho đến khi chuyển sang ngành sản xuất mặt kính điện thoại di động; thì sự nghiệp của Chu Quần Phi mới thực sự khởi sắc.
Khoảnh khắc đen tối nhất trong thời kỳ khởi nghiệp
Sự thành công ngày hôm nay của nữ tỷ phú Chu Quần Phi chính là ở sự kiên trì của bà. “Thách thức lớn nhất của tôi là vào năm 2003, tôi đã đánh bại được các đối thủ khác và giành được hợp đồng với Motorola“.
Năm 2003, Chu Quần Phi thành lập Lens Technology; bắt đầu nghiên cứu và sản xuất màn hình điện thoại di động, vừa sản xuất vừa bán hàng. Khi ấy công ty chỉ vừa mới thành lập; tình hình tài vụ không hề tốt, bà đã phải bán đi căn nhà và tất cả thứ có giá trị để đáp ứng nhu cầu quay vòng vốn của công ty.
Tuy vậy, vẫn không thể duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp; bà bắt đầu trở nên tuyệt vọng; đó là thời điểm đen tối nhất trong sự nghiệp kinh doanh của bà.
“Tôi khi ấy đứng trên sân ga của ga Hong Kan ở Hồng Kong, thần chí không sáng suốt, suýt chút thì nhảy xuống đường ray. Tưởng tượng rằng sau khi tôi ra đi, tất cả phiền muộn sẽ không nhìn thấy nữa” bà nói. Nhưng may mắn thay, con gái bà đã gọi điện kéo bà quay về hiện thực.
Trở thành nữ tỷ phú giàu nhất thế giới sở hữu đế chế sản xuất màn hình cho các hãng điện thoại
Về sau, Chu Quần Phi đã lần lượt nắm trong tay các đơn hàng của Motorola, HTC, Nokia và Samsung. Cho đến năm 2007, Lens Tecnology bắt đầu hợp tác với Apple.
Trước khi Apple hợp tác với Lens, đã từng hợp tác với một nhà máy tại Đài Loan; nhưng sau đó Steve Jobs đã quay trở lại Apple và cho ra đời iphone. Ông ta đã đưa ra một yêu cầu vô cùng khắt khe đối với công nghệ màn hình điện thoại; như điện thoại rơi từ khoảng cách 1 mét, màn hình 100% không thể vỡ.
Nhà máy tại Đài Loan chưa thể đáp ứng được yêu cầu đó; tuy nhiên Chu Quần Phi đã có trong tay công nghệ đó; và lập tức apple đặt đơn hàng đầu tiên với Lens. Vì hợp tác với nhiều hãng điện thoại nổi tiếng, thị trường của Lens Technology ngày càng mở rộng.
“Sao phải sợ, nếu trượt ngã thì đứng dậy đi tiếp!” – Triết lý sống của nữ tỷ phú Chu Quần Phi
Nhớ lại những câu chuyện thời lập nghiệp, bà nói: “Hơn 20 năm, tôi không phải đi lên từ một con đường thẳng tắp, trải qua con đường gồ ghê, trong quá trình lập nghiệp, tôi từng phải bán nhà hai lần để trả lương cho nhân viên“.
“Sao phải sợ, nếu trượt ngã thì đứng dậy đi tiếp!”, chính là triết lý sống luôn theo bà trong suốt chặng đường đời; và giúp bà trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới, sở hữu đế chế sản xuất màn hình điện thoại cho Samsung, Huawei và iPhone.
Nhìn lại con đường của nữ tỷ phú giàu nhất thế giới Chu Quần Phi, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Từ một cô bé bỏ học đi làm công nhân tại một nhà máy; đến khi ghi tên mình vào danh sách những nữ tỷ phú giàu nhất thế giới.
Cuộc đời nữ tỷ phú Chu Quần Phi dù trải qua nhiều lần vấp ngã, nhưng chưa bao giờ người phụ nữ này chịu đầu hàng trước số phận.
Theo Afamily.vn