Sau khi được một phụ nữ giúp đỡ, cô gái cũng đỗ xe thành công nhưng sau đó nữ tài xế ngơ ngác khi ‘ân nhân’ rời đi.
- Video: Quên kéo phanh, nam thanh niên lấy thân mình chặn ô tô trôi dốc
- Video: Người đàn ông ôm đuôi xe lắc khi đổ xăng, có làm bình đầy hơn?
Xem nhanh
Video ghi lại cảnh nữ tài xế ngơ ngác khi được người phụ nữ giúp đỡ lùi xe
Nguồn video: VnExpress.
Góc bình luận về cảnh nữ tài xế ngơ ngác khi được giúp đỡ lùi xe
Bình luận của người xem video:
– Phụ nữ luôn đem lại hạnh phúc cho nhau, cơ mà chị kia cũng bản lĩnh thật khi dám đứng phía sau để hướng dẫn lùi.
– Chẳng qua chị kia muốn giúp bà chị kia có kinh nghiệm vào chuồng thôi. Nhưng mà lỡ pha đó lùi tông vỡ đèn thì không biết thế nào nhỉ?
– Cứ giúp đã còn việc khác tính sau.
– Cô gái giúp nữ tài xế nâng cao kỹ năng lùi xe.
– Cô ấy giúp chị tập thêm kỹ năng lùi xe còn ngơ ngác gì nữa.
– Đấy thực sự là hãy làm theo cách của bạn thích.
– Ân nhân kép, muốn giúp nâng cao tay nghề!
– Xem xong ta cười sặc luôn với cô sau, đợi xe kia để vào chuồng xong mới lấy xe mình đi, thật là bá đạo thật. Kaka
Đừng chần chừ khi giúp đỡ người khác, nhưng hãy giúp đúng cách
Chúng ta thường có tâm lý chờ khi nào mình giàu có sẽ giúp đỡ mọi người; tuy nhiên câu chuyện cuộc sống dưới đây sẽ cho bạn một góc nhìn hoàn toàn khác về điều này.
Một lần, một vị thiền sư dẫn theo một tiểu đệ tử đi hóa duyên ở một vùng nọ. Trên đường đi, hai thầy trò gặp một người ăn xin già bị tàn tật; vị thiền sư già nói với đệ tử: “Con hãy lấy một ít lương khô và số tiền còn lại đưa cho bà lão!”.
Nghe xong, người đệ tử nhỏ cảm thấy khó chịu trong lòng; dù không tình nguyện nhưng vẫn miễn cưỡng làm theo lời lão thiền sư.
Vị thiền sư già thấy vậy liền nói: “Sinh tử, công đức đều ở trong một niệm. Chỗ tiền bạc, thức ăn này đối với chúng ta chỉ là tạm thời duy trì sự sống. Nhưng đối với bà lão thì đây là vật cứu mạng”.
Khi người đệ tử nhỏ nghe vậy, cũng hiểu được đôi chút liền nói: “Sư phụ đã dạy, con sẽ ghi lòng tạc dạ. Khi con đã tích được nhiều của cải cho chùa, con nhất định sẽ giúp đỡ người nghèo”.
Vị thiền sư già không nói gì, chỉ lắc đầu thở dài. Vài năm sau, ngài viên tịch để lại di thư cho đệ tử, trong lòng vẫn có chút phiền muộn.
Câu chuyện về tiểu Đệ tử muốn giúp người
Người đệ tử nhỏ sau này đã chăm sóc ngôi chùa và không ngừng quyên góp được nhiều tiền. Từ một ngôi chùa cũ kỹ, dột nát, vị đệ tử đã xây dựng thành một ngôi chùa khang trang, rộng rãi.
Người đệ tử nhỏ thầm nghĩ: “Sau khi xây xong, nhất định sẽ nghe lời sư phụ để đi cứu dân nghèo”.
Nhưng sau khi ngôi chùa được xây dựng xong, người đệ tử nhỏ lại nghĩ: “Chờ chùa được mở rộng thêm một chút; mình sẽ ra tay cứu nạn, làm việc thiện!”.
Thời gian trôi qua thật nhanh, người đệ tử nhỏ năm xưa đã thành một cụ già 80 tuổi; ngôi chùa trở thành ngôi chùa trăm gian tường vách sáng lạn. Nhưng mấy chục năm nay, tiểu đồ đệ luôn mải miết quyên tiền xây chùa; mà quên mất việc cứu tế. Vì vậy, người đồ đệ ấy vẫn không thể làm được bất cứ việc thiện nào.
Trước khi lâm chung, ông chợt nhớ đến bức thư của sư phụ năm xưa để lại. Ông từ từ mở bức thư ra, chỉ một dòng chữ ngay lập tức đập vào mắt ông khiến ông bàng hoàng:
“Giúp người một lần, hơn hẳn 10 năm tụng kinh!”
Người đệ tử không kìm được nước mắt và hối hận vô cùng; nhưng ông không còn thời gian và sức lực để làm công việc cứu người khác nữa. Người đệ tử nhỏ năm xưa đã qua đời, đôi mắt vẫn còn ngấn lệ.
Những bài học cuộc sống
Nghe câu chuyện cuộc sống trên, bạn đừng vội chê cười đệ tử ấy vì một phần chúng ta đều như vậy. Chúng ta thường có tâm lý đợi đến khi có thật nhiều tiền, thật giàu mới giúp đỡ người khác; mà không hiểu rằng mình luôn có thể giúp đỡ những người xung quanh.
Đơn giản là có giúp ít thì giúp nhiều, giúp được nhiều thì dù không giúp về tiền bạc; thì cũng có thể giúp bằng cách đóng góp công sức. Ngay cả việc giúp đỡ ai đó cũng phải chờ đúng thời điểm cho thấy đây là cách nghĩ sai lầm. Thực tế, việc giúp đỡ người khác không nhất thiết phải đợi đến khi bạn có đầy đủ năng lực và tiền bạc.
Làm việc thiện và giúp đỡ người khác là tùy thời tùy chỗ mà làm; chứ không phải đợi cho đến khi chúng ta có đủ khả năng. Rất nhiều khi chúng ta dùng lý do “khả năng không đủ” để không giúp đỡ người khác; thực ra đó chỉ là cái cớ để che giấu ý định thực sự của mình mà thôi!
Hơn nữa, giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình. Vũ trụ này tuân theo những định luật kỳ lạ và vô cùng tuyệt vời mà chúng ta không thể giải thích được: Khi bạn cho đi, bạn sẽ nhận lại những điều tốt đẹp! Vì vậy, hãy đối xử với người đó theo cách bạn muốn được đón nhận. Hãy cho đi yêu thương và bạn chắc chắn sẽ nhận lại tình yêu thương.
Không chần chừ khi giúp đỡ người khác, nhưng hãy giúp đúng cách
Theo quan niệm của nhà Phật, linh hồn của chúng ta được tái sinh vào một cơ thể khác trong một kiếp sống khác khi người đó qua đời. Vì vậy, những người chúng ta gặp trong kiếp này có thể là cha mẹ của chúng ta trong nhiều kiếp trước. Vì vậy hãy đối xử tốt với họ như bạn đối xử với cha mẹ của chính mình. Không chỉ là giúp đỡ về tài chính mà còn có thể bằng tình yêu, sự hỗ trợ về mặt tinh thần.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giúp đỡ. Có nhiều người tự nhận mình phải có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong gia đình bằng cách gửi tiền về quê cho gia đình sinh sống; trong khi những người này lại lười biếng, không chịu làm việc, chỉ chờ được gửi tiền. Đó là cách giúp đỡ chưa đúng.
Bữa cơm dành cho người phàm chỉ có thể giải quyết cơn đói nhất thời; chứ nó không phải là “lương thực” thực sự cho một đời người. Tiền bạc chỉ giải quyết được những vấn đề tạm thời. Điều quan trọng là phải cung cấp cho họ kiến thức để họ có thể tự kiếm sống bằng chính khả năng của mình. Nếu không, những việc bạn giúp đỡ sẽ trở thành gánh nặng cho chính bạn và xã hội.
Đừng nghĩ rằng giúp đỡ ai đó là một điều tốt, nếu bạn không giúp đỡ đúng cách, nó có thể là một tai họa.