Bản lĩnh đến mấy mà để cảm xúc che mờ lý trí, để sự nóng nảy quyết định hành vi của mình thì bạn cũng không thể tiến xa trong bất cứ công việc gì.

Bất kể việc gì nếu chúng ta làm đúng thì không cần nổi nóng; còn làm sai thì càng không có quyền nóng nảy. Đó chính là thái độ xử lý cảm xúc của chính mình một cách chính xác nhất; là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt.

Giận dữ trong mọi trường hợp đều không thể mang lại kết quả tốt. Nhưng thật không may, hầu hết mọi người không thể suy nghĩ thấu đáo đạo lý đó; điều này dẫn đến nhiều thất bại và mất mát trong cuộc sống.

“Tâm bình khí hòa” là cái gốc của sự an yên

Cha ông ta đã dạy rằng “Chỉ cần tâm bình khí hòa, mọi chuyện thuận theo tự nhiên đều sẽ tốt hơn“. Và “Nhịn được cơn tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày“.

Còn một người có tính khí thất thường, nóng nảy thì dù vì lý do gì cũng có thể nổi nóng bất cứ lúc nào và ở đâu. Chúng giống như một quả bom nổ chậm, khi chạm vào sẽ phát nổ; ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh.

Dù là trong cuộc sống hàng ngày hay con đường sự nghiệp; những người dễ bị cảm xúc chi phối thường mắc sai lầm và thất bại không ngừng.

Làm thế nào để tiết chế được sự nóng nảy?

1. Học cách thừa nhận sai lầm

Mọi người thường không chịu thừa nhận sai lầm của bản thân và có thói quen đổ lỗi cho người khác. Họ nghĩ rằng họ luôn đúng. Nhưng thực tế, việc đẩy trách nhiệm đó lại là sai lầm này nối tiếp sai lầm khác.

Thất bại của một người, 98% là vì hai chữ "nóng nảy" - bài học sinh tồn mà ai cũng phải trải qua
Học cách thừa nhận sai lầm là một hành động tuyệt vời; chứng tỏ bạn đã trưởng thành và dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm.

Khi chúng ta dám nhận sai trước mặt người khác; dù là cha mẹ, bạn bè, công chúng và thậm chí là con cái thì chúng ta cũng không mất mát gì cả. Ngược lại, chúng ta còn nhận được sự rộng lượng, chính trực và thẳng thắn. Chưa kể, hành xử như vậy trước mặt con trẻ; chúng ta còn là tấm gương sáng để trẻ noi theo.

2. Học cách ôn hòa

Nên nhớ, răng cứng, lưỡi mềm. Về cuối đời, răng rụng, nhưng lưỡi vẫn còn. Vì vậy, tính tình càng nhẹ nhàng ôn hòa, uyển chuyển thì cuộc sống càng dài lâu, thoải mái.

Bất cứ khi nào hay điều gì đó khiến bạn “bốc hỏa”, hãy cố gắng hít thở sâu. Đừng vội vàng xử lý hoặc đưa ra quyết định vào thời điểm đó; thậm chí không nên nói nhiều vào thời điểm này, hãy áp dụng nguyên tắc “im lặng là vàng”.

Đi ra ngoài, thả lỏng cơ thể, cố gắng đưa mình về trạng thái bình tĩnh. Khi cơn giận qua đi, hãy bắt tay vào giải quyết mọi việc. Chỉ có như vậy, bạn mới dễ dàng có được thành công và kết quả thuận lợi.

Muốn sinh mệnh cuộc đời trôi qua trong hòa thuận an khang thì tâm tính phải tường hòa an lành...
Tính tình càng nhẹ nhàng ôn hòa, uyển chuyển thì cuộc sống càng dài lâu, thoải mái (ảnh chụp màn hình internet).

Có câu: “Trong cương có nhu, trong nhu có cương“. Quá cứng nhắc và thẳng thắn là không tốt, nhưng quá yếu đuối và nhu nhược cũng không xong. Nhưng nếu biết cách dung hòa sẽ làm nên chuyện lớn.

3. Học cách nhẫn nại, chịu đựng

Lùi một bước, trời cao biển rộng. Nhẫn một lúc sóng yên, gió lặng. Nhẫn không phải là nhát gan, sợ phiền phức mà là dùng trí tuệ và tài trí của mình để kiểm soát tình hình; giúp cho việc lớn hóa việc nhỏ, biến việc nhỏ thành không có gì.

Với lòng kiên nhẫn, chúng ta có thể phân biệt giữa thiện và ác, tốt và xấu, đúng và sai; và tìm cách giải quyết công bằng, hợp lý và đúng pháp luật.

Thất bại của một người, 98% là vì hai chữ "nóng nảy"
Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng.

4. Học cách giao tiếp

Nếu không giao tiếp sẽ không có sự thấu hiểu, dễ nảy sinh thị phi, hiểu lầm và tranh chấp. Chỉ có trò chuyện và thấu hiểu nhau thì mới có thể chung sống hòa bình. Đó là cách xã hội vận hành.

Thất bại của một người, 98% là vì hai chữ "nóng nảy" - bài học sinh tồn mà ai cũng phải trải qua
Nụ cười chính là cách giao tiếp tốt nhất tạo nên sự thành công

Càng biết cách giao tiếp, càng có nhiều người vui vẻ. Một khi họ vui vẻ, họ càng thích trò chuyện với bạn hơn. Càng có nhiều người sẵn lòng giúp đỡ bạn, thì bạn càng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng nên nhớ, ăn nói khéo léo là biết cách nói chuyện chứ không phải xu nịnh, ai nói gì cũng cho là phải vì bạn sợ làm mất lòng người khác.

5. Học cách buông bỏ đúng lúc

Cuộc sống giống như một chiếc vali. Khi bạn cần, hãy mang ra và sử dụng nó. Khi bạn không cần, hãy đặt nó xuống.

Đừng ôm nó đến nỗi mỏi tay cũng không nỡ buông xuống, làm thế chỉ mệt thân vô ích mà thôi. Đời người thì có hạn, hãy biết buông tay đúng lúc.

Hãy kiềm chế sự nóng nảy bạn nhé! Bởi trên đường đời thất bại của một người, 98% là vì hai chữ ấy mà ra.

Xem thêm: