Những ngày cao điểm nắng nóng của mùa hè, điều hòa trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, có những sai lầm nhỏ mà người dùng hay mắc phải khiến tiền điện tăng “phi mã”.

Dùng sai chế độ

Trên bảng điều khiển máy điều hòa, chế độ thường được lựa chọn là  Auto (tự động), ngoài ra còn có một số nút đặc thù như Cool ( làm mát), Dry (làm khô), Fan (quạt mát)…  Mỗi chế độ có tác dụng cụ thể khác nhau, nếu sử dụng sai chế độ sẽ khiến máy lạnh không đạt hiệu quả sử dụng mà còn làm tăng tiền điện.

Chế độ Cool được sử dụng khi cần làm lạnh nhanh và giữ nhiệt độ phòng ổn định như mức đã được chọn ngay từ đầu.

Chế độ Fan được dùng khi cần lưu thông không khí trong phòng mà không cần làm lạnh. Khi dùng chế độ này máy làm lạnh sẽ tắt và quạt vẫn chạy. 

Chế độ Dry (làm khô) thường được dùng vào những ngày mưa gió, có độ ẩm cao. Thời gian dùng chế độ này không nên lâu quá, khoảng 1-2h đồng hồ, sử dụng lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe  đặc biệt là hệ hô hấp.

Sử dụng ở nhiệt độ thấp

Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người muốn căn phòng được làm mát nhanh nên thường dùng máy lạnh ở nhiệt độ rất thấp. Tuy nhiên, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ gây nên tình trạng bị sốc nhiệt làm cơ thể mệt mỏi hoặc dễ bị cảm lạnh. Cách làm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến điều hòa nhanh bị hỏng và tốn tiền điện hơn. Nhiệt độ thích hợp thông thường là khoảng  25-27 độ C.

Tắt mở điều hòa liên tục

Ảnh minh họa (internet)

Nhiều người có thói quen “tiết kiệm” điện bằng cách tắt điều hòa ngay khi thấy nhiệt độ trong phòng đủ mát, sau đó lại bật lên khi cảm thấy trong phòng hết mát. Cách tắt/ mở này khiến máy lạnh phải khởi động nhiều lần gây tốn điện.

Máy máy điều hòa gồm có dàn nóng và dàn lạnh. Dàn nóng tiêu thụ điện nhiều hơn, khoảng 95% tổng công suất. Thời gian khởi động máy là lúc toàn bộ hệ thống máy lạnh làm việc để giảm nhiệt độ phòng.Khi độ lạnh đạt yêu cầu, dàn nóng sẽ dừng, lúc này chỉ có quạt gió và động cơ đảo gió làm việc. Các máy lạnh sau này đều được trang bị tính năng ngắt tự động nên bạn không cần chủ động tắt/ mở máy, làm cho điện năng cần tiêu thụ gấp 3 lần so với việc duy trì nhiệt độ ban đầu.

Không nên dùng quạt điện cùng với điều hòa

Nhiều người có thói quen dùng điều hòa và quạt điện cùng nhau để làm mát.Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng quạt khoảng từ 15 – 20 phút đầu từ lúc khởi động điều hòa. Khi không khí trong phòng đã lạnh thì dùng quạt không còn hiệu quả và gây tốn điện.

Để phòng kín quá

Khi để phòng kín quá sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn do tích tụ quá nhiều khí CO2, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Do đó, trước khi sử dụng điều hòa bạn nên mở cửa 1-2 tiếng hoặc sử dụng quạt thông gió để làm mới không khí.

Mở điều hòa 24/24

Ảnh minh họa (internet)

Thực tế sử dụng điều hòa liên tục rất không tốt cho sức khỏe, vì không khí không được lưu thông và độ ẩm trong phòng quá nhỏ thường gây nên một số vấn đề về đường hô hấp. Do đó, nên tắt điều hòa vào những thời gian không quá nóng. Điều này cũng làm cho không khí trong phòng được làm mới mà lại còn tiết kiệm điện năng.

Để chậu nước trong phòng điều hòa

Nhiều gia đình có thói quen đặt một chậu nước trong phòng điều hòa để tạo độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết cách làm này lại không tốt cho sức khỏe do hơi nước sẽ thu hút bụi bẩn và vi trùng gây bệnh.

Lắp điều hòa không đúng vị trí

Nhiều người cho rằng lắp điều hòa ở khu vực nóng nhất phòng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt và làm mát nhanh cho căn phòng. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi như thế sẽ khiến điều hòa phải vận hành quá tải và tốn điện hơn bình thường. Thay vào đó, người dùng nên lắp máy lạnh ở vị trí mát mẻ, thoáng đãng và đặt ở trung tâm căn phòng.

Không vệ sinh, bảo trì máy thường xuyên

Ảnh minh họa (internet)

Nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên, đặc biệt là cái lọc gió, vừa tăng hiêu suất làm lạnh lại tiết kiệm điện tối đa nhất.

Mua điều hòa đã quá cũ để tiết kiệm chi phí

Ảnh minh họa (internet)

Nhiều người vì muốn tiết kiệm nên chọn mua điều hòa cũ về dùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia điện máy khuyên là không nên vì điều hòa cũ có hiệu suất làm mát không cao do động cơ đã bị yếu, làm tiêu hao lượng điện nhiều hơn. Chưa kể những hỏng hóc khác cũng cần bảo trì liên tục.

Kích thước điều hòa không phù hợp với diện tích

Theo các chuyên gia với mỗi diện tích khác nhau bạn nên chọn máy điều hòa có công suất khác nhau. Thông thường, căn phòng có diện tích dưới 15m2 nên lựa chọn điều hòa có công suất 9.000 BTU, diện tích từ 15m2 – 20m2 nên chọn điều hòa có công suất 12.000 BTU, diện tích 20m2 – 30m2 nên chọn điều hòa có công suất 18.000 BTU và diện tích 30m2 – 40m2 thì nên  chọn mua điều hòa có công suất 24.000 BTU.