Việc di chuyển bằng máy bay trong thời kỳ mang thai có thể mang lại sự tiện lợi cho mẹ bầu, đặc biệt khi cần đi công tác hoặc du lịch. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các khuyến cáo y tế. Dưới đây là những lời khuyên quan trọng từ bác sĩ giúp mẹ bầu có một chuyến bay an toàn và thoải mái.
- Hôn nhân trục trặc đừng khuyên hàn gắn, cũng chớ khuyên chia ly
- Tình bạn rạn nứt cũng là có nguyên nhân
- Bồi bổ khí huyết – Bí quyết duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ
Xem nhanh
Mẹ bầu có thể đi máy bay không?
Theo các nghiên cứu y khoa, việc di chuyển bằng máy bay không làm gia tăng nguy cơ hoặc biến chứng đối với thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có các vấn đề nội khoa hoặc sản khoa tiềm ẩn không được khuyến khích đi máy bay. Đặc biệt, trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý vì nguy cơ xảy ra các biến chứng như sẩy thai, sinh non có thể cao hơn.
Thời điểm thích hợp để mẹ bầu đi máy bay
Tam cá nguyệt thứ hai (tuần 14 – 28) được xem là giai đoạn an toàn nhất để di chuyển bằng máy bay. Lúc này, các triệu chứng ốm nghén đã giảm bớt, nguy cơ sẩy thai, sinh non cũng thấp hơn so với ba tháng đầu và cuối thai kỳ.
Khi nào mẹ bầu không nên đi máy bay?
Dưới đây là một số trường hợp mẹ bầu không nên đi máy bay:
- Thai kỳ có bệnh lý chưa kiểm soát như tiền sản giật, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch
- Thai kì có nguy cơ sinh non cao, đa thai.
- Bị chảy máu bất thường trong thai kỳ.
- Thai nhi có dấu hiệu bất thường cần theo dõi sát.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào trong các trường hợp trên; mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đi máy bay.
Quy định của hãng hàng không đối với phụ nữ đang mang thai
Mỗi hãng hàng không đều có quy định riêng về việc vận chuyển hành khách mang thai. Dưới đây là các quy định phổ biến tại Việt Nam:

Do đó, trước khi đặt vé, mẹ bầu nên kiểm tra chính sách của hãng hàng không để có sự chuẩn bị phù hợp.
Ảnh hưởng của môi trường trên máy bay
Điều kiện trên máy bay có thể tác động đến mẹ bầu, bao gồm:
- Thay đổi áp suất không khí: Có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và thính giác
- Độ ẩm thấp: Dẫn đến mất nước, khô da và khó chịu.
- Không gian chật hẹp: Ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ phù chân và huyết khối tĩnh mạch.
- Tiếng ồn, rung động và bức xạ: Có nguy cơ rủi ro nhưng không đáng kể đối với phụ nữ mang thai.
Cách giảm thiểu rủi ro khi bay
Để hạn chế các tác động tiêu cực, mẹ bầu nên:
- Uống đủ nước để tránh mất nước.
- Tránh thực phẩm có mùi mạnh có thể gây buồn nôn
- Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái
- Sử dụng tất y khoa sẽ giúp hỗ trợ tuần hoàn máu trở về tim, tránh ứ trệ máu ở tĩnh mạch chi dưới
- Thỉnh thoảng đứng dậy đi lại nhẹ nhàng trong khoang máy bay. Thực hiện các bài tập xoay cổ chân, duỗi chân khi ngồi
- Thắt dây an toàn đúng cách, đặt dây thấp dưới bụng để tránh áp lực lên thai nhi.

Những điều mẹ bầu cần chuẩn bị trước chuyến bay
- Mang theo giấy tờ cần thiết, bao gồm: căn cước công dân, sổ khám thai, giấy xác nhận sức khỏe (nếu cần)
- Chuẩn bị gối cổ, bịt mắt, tai nghe chống ồn để giúp giấc ngủ trên máy bay thoải mái hơn
- Liên hệ với hãng hàng không để biết chính xác quy định đối với phụ nữ mang thai.
Việc đi máy bay trong thời kỳ mang thai nhìn chung là an toàn đối với những thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng; lựa chọn thời điểm phù hợp và tuân thủ các khuyến cáo y tế để đảm bảo chuyến bay an toàn. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên đường. Chúc mẹ bầu có một chuyến bay suôn sẻ và an toàn! ✈️