Cầm roi đợi sẵn trước cổng để phạt nhưng thấy con trai mang hai con cá về, phụ huynh liền nhanh chóng bỏ qua.

Theo nội dung đoạn video được đăng tải cho thấy, phụ huynh của bé trai tưởng rằng con mình mải chơi nên không về nhà nên cầm sẵn cây roi ngồi đợi trước cổng nhà. Tuy nhiên, khi thấy con trai về từ đằng xa, trên tay mang theo hai con cá với tấm thân lấm lem bùn đất, phụ huynh liền mủi lòng mà không trách phạt con nữa.
Video ghi lại cảnh bé trai được tha đòn khi mang hai con cá về nhà:

Nguồn video: MUC Women.

Bình luận của độc giả về tình huống bé trai được tha đòn khi mang hai con cá về nhà

– Cứ làm kinh tế giỏi là tội gì cũng được giảm (hoặc tha) hết.
– Thứ làm cho người ta lắng nghe, chính là kết quả của bạn.
– Thôi vào tắm rửa thay đồ đi, con với cái. Mi thích ăn kho hay cháo để mẹ nấu?
– Vấn đề là e nó không phải đi chơi đàn đúm ý.
– Nhìn thấy thương cháu quá, không phải là 2 con cá mà thấy 2 chiếc dép luồn vào bàn tay; và đôi chân lấm bùn bước chân nhanh nhẹn thấy thật đáng yêu.
– Đáng yêu thế, phạt nỗi gì.

Khám phá: Nghệ thuật phạt con không dùng roi

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ khó tránh khỏi những lúc giận con như khi con lười học, ham chơi, không nghe lời, đua đòi quậy phá…

Sự tức giận có thể biểu hiện ở những mức độ rất khác nhau; từ quát mắng cho đến phạt đòn… Sự tức giận chính đáng của cha mẹ có tác dụng “báo động” và nhắc nhở trẻ rằng tình hình đang không ổn và con cần phải được chấn chỉnh. Tuy nhiên, nổi giận và phạt con thế nào để trẻ chấp nhận và sửa chữa khuyết điểm của mình là cả một nghệ thuật.

Nghệ thuật sử dụng cơn giận khi trách phạt con

Con cái cũng như người lớn, đều có lòng tự trọng và danh dự; nếu phạm lỗi, chúng cũng sẵn sàng chịu hình phạt thích đáng mà không hề oán hận cha mẹ.

Trách phạt cũng có tác dụng giải tỏa cho trẻ khỏi cảm giác tội lỗi; và chúng hiểu rằng sự tức giận của cha mẹ là chính đáng. Nhưng trẻ con thường mau quên và dễ tha thứ. Dù có bị cha mẹ mắng, chúng cũng không giận lâu; vì chúng hiểu rằng dù thế nào đi nữa, cha mẹ vẫn luôn yêu thương chúng. Vì vậy, những cơn giận của cha mẹ trở nên vô hại; chỉ cần biết cách thể hiện cơn giận đúng cách và hợp lý, điều đó sẽ cần thiết cho trẻ như tình yêu thương vậy.

Khám phá: Nghệ thuật phạt con không dùng roi
Nổi giận và phạt con thế nào để trẻ chấp nhận và sửa chữa khuyết điểm của mình là cả một nghệ thuật.

Tuy nhiên, khi cơn thịnh nộ của cha mẹ trở nên mất kiểm soát; đó là một điều thực sự nguy hiểm. Trong lúc nóng giận mù quáng, cha mẹ có thể hành động thiếu lý trí; mắng mỏ, xúc phạm con nặng nề như phạt con bằng đòn roi, thậm chí là bắt con bỏ đói, đuổi ra khỏi nhà…

Cha mẹ nên giải quyết những căng thẳng ngay từ khi chúng mới bắt đầu nảy sinh

Khi trẻ thường xuyên bị cha mẹ trách phạt một cách “quá đáng”, trẻ sẽ bị tổn thương sâu sắc; trẻ thực sự tin rằng mình bị ghét bỏ, rằng cha mẹ không cần và không yêu thương mình nữa. Những đứa trẻ này dễ trở nên chai lì về tình cảm; thậm chí căm ghét cha mẹ, trở nên hung hăng, sa ngã hoặc bỏ nhà đi…

Dù không phạt đòn nhưng cha mẹ nên nhớ rằng “sự sỉ nhục về tinh thần” cũng để lại hậu quả nặng nề cho trẻ không kém gì sự sỉ nhục về thể xác. Vì vậy, cha mẹ dù tức giận đến đâu cũng cần cố gắng kiềm chế để không làm nhục con, trừng phạt con quá mức mà con đáng phải chịu.

Để tránh những cơn giận dữ thái quá, tốt nhất cha mẹ nên thường xuyên cùng con giải quyết những căng thẳng ngay từ khi chúng mới bắt đầu nảy sinh; không nên nhẫn nhịn và tích tụ quá lâu để khi có cơ hội mới “bùng phát” một thể. Mặt khác, bạn cũng không nên thêm vào những lỗi lầm, sự bực bội, khó chịu ở nơi làm việc hay trong mối quan hệ giữa người lớn với nhau để “giận cá chém thớt”. Trẻ con sẵn sàng chịu sự trách phạt; nhưng chúng không bao giờ chấp nhận sự trách phạt bất công và vô lý.

Cha mẹ nên cho con khoảng thời gian nhất định để giải tỏa mọi ấm ức

Để lấy lại sự cân bằng và bình thường trong mối quan hệ với con sau mỗi lần nóng giận; cha mẹ nên dành một khoảng thời gian (30 phút đến một tiếng) để cả hai bên cùng “giải tỏa” mọi ấm ức.

Video: Bé trai được tha đòn khi mang hai con cá về nhà
Cha mẹ nên cho con khoảng thời gian nhất định để giải tỏa mọi ấm ức (ảnh: internet).

Không nên kéo dài cơn giận quá lâu để tránh “già néo đứt dây”. Không được để trẻ đi ngủ, đi học mà vẫn cảm thấy bố mẹ đang giận mình; tuyệt đối không kéo dài tình trạng đó sang ngày hôm sau; vì sự lo sợ sẽ ám ảnh giấc ngủ của trẻ hoặc khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn; ảnh hưởng xấu đến việc học.

Sau mỗi lần la mắng cha mẹ nên cố gắng giữ giọng bình thường với con; tốt nhất là chỉ cho con biết lúc đó nên làm gì. Sau đó, bạn nên “hạ giọng” để cho thấy rằng hình phạt đã kết thúc.

Cuối cùng, nghệ thuật nổi giận với con cái của bạn nằm ở sự kiềm chế và công bằng. Các bậc cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, đây là một “cuộc chiến” không cân sức, bởi chính bạn là người có quyền “vừa đá bóng vừa thổi còi”, còn con cái chúng chỉ biết hứng mà thôi!