Khi về già người ta luôn mong được sống bình an bên con cháu, nhưng cuộc sống buông thả thời trẻ thường khiến điều này khó đạt được, và để lại những hối hận sâu sắc.
Người ta thường nói rằng, sự trưởng thành của một người không nằm ở tuổi tác, mà được đánh giá qua tính cách. Sự hoàn thiện của tính cách không phải nhờ số lượng trải nghiệm đã qua, mà thể hiện qua thái độ đối diện với mỗi sự việc trong cuộc sống. Vậy làm sao để trau dồi bản thân, kiểm soát lời nói và hành động, để khi về già không còn hối tiếc? Dưới đây là 8 lời dạy vô cùng giá trị từ người xưa.
Xem nhanh
8 điều lúc trẻ không làm, khi về già sẽ hối tiếc
1. Lúc trẻ không dưỡng sức khỏe, lúc già bệnh tật sẽ hối tiếc
Con người khi đau ốm hay mệt mỏi thường cảm thấy hối hận vì đã không cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Nhưng khi sức khỏe cải thiện, người ta lại quên đi bài học này, lao vào đam mê danh lợi, đắm chìm trong dục vọng, không chú ý đến sức khỏe. Đến lúc bệnh tật bủa vây, chỉ còn cảm giác như bừng tỉnh giữa giấc mộng dài. Đây chính là vòng lặp mà con người hay mắc phải. Vì thế, hãy giữ tâm bình thản, giảm bớt dục vọng, và luôn nhắc nhở rằng: “Không có bệnh chính là phúc lớn nhất!”
2. Lúc trẻ giàu có không tiết kiệm, lúc già nghèo khổ sẽ hối tiếc
Dân gian có câu: “Miệng ăn núi lở.” Người không biết tiết kiệm, sống xa hoa; thì từ giàu sẽ nhanh chóng rơi vào nghèo khó. Từ nghèo thành giàu còn có thể làm được, nhưng từ xa xỉ thành tiết kiệm thì cực kỳ khó khăn. Khi đã quen tiêu xài phung phí, đến khi sa sút cả về vật chất lẫn tinh thần, người ta sẽ đau khổ, hối tiếc về cuộc sống đã qua.
3. Lúc trẻ không học tri thức, lúc già cần dùng sẽ hối tiếc
“Đến khi cần mới thấy hối hận vì thiếu tri thức”. Nhiều người vì không chịu học khi còn có thể, đến khi gặp khó khăn thì muộn màng nhận ra sự thiếu hiểu biết của mình. Nếu luôn giữ tinh thần cầu tiến, học hỏi không ngừng; người ta mới tích lũy được kinh nghiệm và sự trưởng thành.
4. Lúc trẻ không có nghề, lúc quá tuổi vẫn lông bông mới hối tiếc
Khi còn trẻ, tinh thần và khả năng học hỏi là mạnh nhất; là thời điểm lý tưởng để trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Nhưng có những người lười biếng, mải chơi, không phát triển nghề nghiệp; đến khi về già thì lạc lõng, không có gì để dựa vào.
5. Lúc trẻ có quyền thì chiếm lợi cho bản thân, khi già thất thế sẽ hối tiếc
Người xưa dạy rằng, “Trên đầu ba thước có Thần linh” để nhắc nhở mọi người rằng, đừng nghĩ rằng làm điều xấu mà không ai biết là không có tội. Có người dùng quyền thế để lợi dụng, đến khi hết thời lại sống trong nỗi sợ hãi, hối hận vì đã không sống công minh.
6. Khi trẻ ngông cuồng, về già sẽ hối tiếc
Một số người khi trẻ thường ngông cuồng, kiêu ngạo, làm theo ý mình. Đến tuổi chín chắn, người ta thường hối hận vì sự nông nổi của mình. Dù có tài, nhưng nếu vì tài năng mà sinh ra tự mãn, thì rất dễ phải trả giá bằng nỗi cô đơn và thất vọng.
7. Khi trẻ bất hiếu với cha mẹ, về già muốn bù đắp thì cha mẹ đã chẳng còn
Không nên làm những điều sẽ khiến bản thân sau này hối hận, mà hãy trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ khi còn có thể. Đừng để đến khi cha mẹ không còn, mọi thứ đều đã muộn màng.
8. Lúc trẻ háo sắc ham dâm, không giữ tiết tháo, khi về già hối hận vô cùng
Người xưa có câu: “Vạn ác dâm vi thủ,” ý chỉ trong các tội ác, tham dâm đứng đầu. Lối sống buông thả hủy hoại gia đình, bản thân và cả xã hội. Đến khi về già, người ta sẽ mong được sống bình an bên con cháu, nhưng cuộc sống buông thả thường khiến điều này khó đạt được, và để lại những hối hận sâu sắc.