Pha tẩu thoát ngoạn mục bằng cách giả chết của linh dương khiến hai kẻ săn mồi khét tiếng là linh cẩu và báo săn đều bị lừa một vố đau.

Theo nội dung đoạn video cho thấy, báo săn và linh cẩu phát hiện một con linh dương nằm phơi bụng bất động trên đất; linh cẩu phát hiện ra con mồi liền chạy đến và xua đuổi báo săn đi chỗ khác, nhân cơ hội đó linh dương bật dậy tẩu thoát.
Video ghi lại cảnh linh dương tẩu thoát ngoạn mục trước hai kẻ săn mồi khét tiếng:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận cuả độc giả về cảnh linh dương giả chết chạy thoát thân

– Em này phải thọ lắm đây thoát được miệng báo lại thêm linh cẩu nữa thì pro roài…
– Con linh dương quá may mắn khi con linh cẩu mất tập trung, đúng là nó đã trở về từ cõi chết.
– Chân phải linh dương bị vắt lên đầu nên chịu trận. Có thể sau đó chân tuột ra và linh dương bắt đầu bỏ chạy ngay lúc linh cẩu đuổi báo. Quá may mắn cho linh dương.
– Cao thủ là đây chứ đâu. Qua mặt được cả hai kẻ săn mồi khét tiếng là báo hoa mai và linh cẩu.

Khám phá: Những sự thật thú vị về loài linh dương có thể bạn chưa biết

Linh dương là một nhóm động vật ăn cỏ trong bộ Thú móng guốc chẵn; họ Trâu bò (Bovidae) sống ở các lục địa châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Linh dương chân chính có sừng không phân nhánh và nó không bao giờ rụng, trong khi linh dương sừng phân nhánh và thay đổi hàng năm.

Tùy thuộc vào loài linh dương, linh dương cái sẽ mang thai từ 4 đến 9 tháng. Linh dương con là mục tiêu dễ dàng của những kẻ săn mồi nên linh dương mẹ thường giấu chúng ở một nơi bí mật cho đến khi chúng trưởng thành.

Video: Linh dương tẩu thoát ngoạn mục trước hai kẻ săn mồi khét tiếng
Ảnh: internet

Linh dương chạy rất nhanh. Nó có thể đạt tốc độ 69km/h. Linh dương Eland là loài linh dương chậm nhất. Linh dương có cơ quan giác quan cực kỳ phát triển giúp chúng phát hiện kẻ săn mồi trong khi vẫn có thời gian để chạy trốn. Linh dương là động vật ăn cỏ. Chúng ăn cỏ và các loại hạt.

Tất cả linh dương đực đều có sừng. Một số linh dương cái cũng có sừng (thường ở các loài linh dương lớn như linh dương Eland và Roan). Linh dương không thay sừng hàng năm; sừng của chúng phát triển liên tục trong suốt cuộc đời của chúng.

Ở một số phân loài linh dương, sừng có thể dài tới 1,5m. Chúng sử dụng sừng của mình để chiến đấu với những con linh dương khác trong mùa giao phối; hoặc để tự vệ, bảo vệ linh dương con khỏi những kẻ săn mồi nơi hoang dã.