Lúc được chủ ôm trong tay thì hai chú cún con tỏ ra rất hung dữ nhưng khi được thả ra thì chúng lại làm lơ nhau.

Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh hai chú cún con ‘hổ báo’ gầm gừ nhau nhanh chóng nhận được sự yêu mến của những người yêu thú cưng. Theo đó, lúc được chủ nhân ôm trong tay thì chúng tỏ ra rất hung dữ; nhưng khi được thả ra thì hai chú chó lại làm lơ nhau luôn.
Video ghi lại khoảnh khắc hai chú cún con ‘hổ báo’ gầm gừ nhau:

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc hai chú cún con ‘hổ báo’ gầm gừ nhau

– Kiểu như “yang hồ mạng” bây giờ nhỉ?
– Hai em chó mệt mỏi với hai ông chủ. Làm cho vừa lòng chủ thôi.
– Có chỗ dựa, hay ô dù là khác ngay. Cậy thế làm càn.
– Hù nhau vui thôi, chứ cắn nhau đau lắm á.
– Quân tử động khẩu không động thủ. kkk
– Hai con sen nó nghịch quá.

Khám phá: Vì sao chó sủa khi gặp người lạ?

Trong các loài động vật, mỗi con vật đều có lãnh thổ riêng. Chó khi chưa được thuần hóa như ngày nay là loài động vật hoang dã thường sống thành bầy đàn. Ngày nay, người ta nuôi chó trong gia đình; chó coi nhà chủ là nhà; là lãnh thổ của mình nên sẽ sủa khi có người lạ đến.

Video: Hai chú cún con 'hổ báo' gầm gừ nhau
Ảnh: Pixabay.

Sủa là cách con chó giao tiếp với chủ. Là chủ sở hữu, bạn có thể đánh giá cao tiếng chó sủa để cảnh báo rằng ai đó đang ở trước cửa. Nhưng sủa hoặc sủa quá mức khi gặp người lạ có thể cho thấy chú chó của bạn không tin tưởng; hoặc không thoải mái khi ở gần những người mới. Do đó, nên sử dụng các phương pháp huấn luyện để kiểm soát tiếng sủa của chó là rất quan trọng; để chúng không có hành động hung hăng quá mức đối với người khác là cách chó giao tiếp với bạn.

Là một người chủ, bạn có thể đánh giá cao việc chó sủa để cảnh báo rằng có ai đó đang ở trước cửa. Nhưng sủa quá mức hoặc sủa khi gặp người lạ có thể cho thấy chó của bạn không tin tưởng; hoặc không thoải mái khi ở cùng những người mới gặp.

Sử dụng những phương pháp huấn luyện để kiểm soát tiếng sủa của chó. Đây là điều quan trọng để nó không hành động hung hăng quá mức với người khác.