Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Bổ sung khoáng chất magie, tăng cường vận động,… giúp bà bầu giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.

Trong lúc mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn. Một số triệu chứng mà mẹ bầu nào cũng than phiền là sưng mắt cá chân, khó ngủ, ợ chua. Đau dây thần kinh tọa là một trong những triệu chứng khi mang thai ít được nhắc đến, tuy nhiên nếu mẹ bầu mắc phải tình trạng này thì việc đi lại sẽ rất khó khăn.

Đau dây thần kinh tọa là cơn đau lan từ hông xuống chân; do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Đau thần kinh tọa khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, một số triệu chứng bao gồm: đau liên tục ở một bên mông hoặc chân, đau dọc theo dây thần kinh tọa, từ mông xuống sau đùi, xuống chân, tê bì, cảm giác kim châm ở dưới chân.
Dưới đây là 6 cách đơn giản chữa đau thần kinh tọa khi mang thai an toàn mà không cần dùng đến thuốc.

6 cách giảm đau thần kinh tọa cho mẹ bầu

1. Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống thường là lựa chọn hàng đầu để điều trị đau thần kinh tọa. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các thao tác chỉnh bằng tay; tác động vào cột sống của thai phụ để giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh tọa. Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống này giúp cho mẹ bầu giảm dần các triệu chứng đau nhức sau đó chấm dứt hoàn toàn.

Trị liệu thần kinh cột sống
Sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của thai phụ gây đau thần kinh tọa (ảnh chụp màn hình: suckhoedoisong.vn).

2. Vật lý trị liệu giúp mẹ bầu giảm đau thần kinh tọa

Vì hormone relaxin khiến dây chằng của phụ nữ giãn ra khi mang thai khiến khung xương chậu nở rộng ra, giúp sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên hỏi ý kiến các ​​chuyên gia trước khi thử bất kỳ bài tập nào. Tốt nhất, nên thực hiện những bài tập vật lý trị liệu dưới sự giám sát của các chuyên gia để đảm bảo chính xác và an toàn.

3. Tập Yoga

Lợi ích về tinh thần và thể chất khi tập yoga đã được nhiều người biết đến và ghi nhận. Bên cạnh đó, tập yoga còn giúp mẹ bầu giảm đau thần kinh tọa. Tương tự như vật lý trị liệu hay trị liệu thần kinh cột sống; yoga giúp bà bầu có thể nắn, điều chỉnh xương khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Nhưng tập yoga khi mang thai có thể nguy hiểm vì dây chằng của bà bầu sẽ bị nới lỏng. Để an toàn, mẹ bầu nên tập yoga cùng với huấn luyện viên cá nhân.

Tập Yoga
Áp dụng kiên trì tập yoga giúp mẹ bầu có thể dịu đi những cơn đau do dây thần kinh tọa bị kích thích trong giai đoạn thai kỳ (ảnh cụp màn hình: vimed.org).

4. Bổ sung khoáng chất magiê

  • Magie là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể mẹ bầu vì nó tham gia vào hoạt động của các chức năng thần kinh phản xạ. Magiê có nhiều trong các loại thực phẩm nhưng nhiều phụ nữ mang thai vẫn bị thiếu khoáng chất này. Bổ sung magie có tác dụng cải thiện quá trình tái tạo dây thần kinh tọa và giảm nguy cơ mắc chứng viêm ruột hiệu quả.
  • Mẹ bầu có thể bổ sung magie bằng đường uống hay thực phẩm chức năng sau khi tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ. Ngoài ra, dùng các loại tinh dầu hoặc kem dưỡng có thành phần magie cũng giúp giảm đáng kể cảm giác khó chịu do đau thần kinh tọa gây nên.

5. Chườm nước nóng hoặc chườm lạnh

Chườm túi đá lạnh hoặc chai nước nóng lên vùng bị đau có thể hữu ích và dễ chịu hơn. Mẹ bầu có thể lặp lại như thể từ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15-20 phút.

6 cách giảm đau thần kinh tọa khi mang thai không cần sử dụng thuốc
Nếu thấy các cơn đau xuất hiện, có thể tiến hành chườm nóng để giúp làm dịu bớt cảm giác đau (ảnh chụp màn hình: benhvienthucuc.vn).

6. Massage giúp giảm đau thần kinh tọa cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Khi mẹ bầu bị đau dây thần kinh tọa, massage không những giúp thư giãn mà còn là một liệu pháp hữu ích. Mẹ bầu nên được massage mô sâu thường xuyên. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng và hông, dùng các thiết bị hỗ trợ như con lăn, bóng tennis…sẽ giúp cơ đùi được thư giãn tối đa, giảm dần những triệu chứng đau nhức, mệt mỏi.

Trên đây là 6 cách giảm đau thần kinh tọa cho mẹ bầu. Cũng nên chú ý giữ gìn sức khỏe và thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng bệnh tăng nặng hơn.