Nóng: Chỉ 6 giờ, TP. HCM đã thêm gần 1.000 ca nhiễm mới; bác tin đóng cửa toàn Sài Gòn; hàng siêu thị bị gom số lượng lớn để bán ra ngoài.
Xem nhanh
971 ca ở Sài Gòn
Trưa nay, Bộ Y tế công bố thêm 1.196 ca Covid-19 (tính từ 6h sáng đến 12h 30 phút cùng ngày). Như vậy từ sáng đến trưa nay, cả nước ghi nhận 2.101 ca nhiễm tại 23 tỉnh thành.
Có tới 971 ca ghi nhận tại TP. HCM; trong đó 888 ca trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 83 ca đang điều tra dịch tễ. Trung bình mỗi giờ Sài Gòn thêm 150 ca mới.
Các tỉnh thành còn lại có ca nhiễm là: Tiền Giang (115), Đồng Tháp (91), Phú Yên (8), Bến Tre (3), Bắc Giang (2), Huế (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Nghệ An (1), Hà Nội (1)
Chính quyền bác tin đóng cửa toàn Sài Gòn
Từ tối qua, mạng xã hội rộ tin 0h ngày 15/7, TP. HCM sẽ đóng cửa toàn thành phố (lockdown); dừng toàn bộ hoạt động sản xuất. Kèm theo đó là lời kêu gọi người dân tụ tập mua sắm, tích trữ hàng hóa.
Trưa nay 14/7, tin này bị chính quyền TP. HCM bác bỏ.
TP. HCM: Quá tải nguồn lực điều trị Covid-19
Đó là dòng tiêu đề bài báo đăng trên báo Tuổi Trẻ trưa nay. Bài báo cho hay, với hơn 16.000 ca và số người bệnh liên tục tăng cao ở mức 4 con số đang tạo áp lực rất lớn cho nguồn lực và vật lực điều trị.
Ở khối điều trị bệnh nhân nặng cần hồi sức đang thiếu cả người và vật tư. Tại các bệnh viện dã chiến nơi điều trị cho bệnh nhân nhẹ hoặc không có triệu chứng cũng đang thiếu hụt nhân viên y tế.
Một bác sĩ Bệnh viện điều trị Covid-19 số 1 cho biết, bệnh viện có khoảng 4.500 bệnh nhân không có triệu chứng nhưng chỉ có khoảng 75 bác sĩ, 120 điều dưỡng.
Trung bình mỗi bác sĩ phải căng mình theo dõi, chăm sóc, điều trị cho khoảng 60 bệnh nhân.
“Nếu so với tiêu chuẩn của một bệnh viện, lực lượng này quá mỏng. Mỗi ngày chúng tôi phải cố gắng thăm khám tối thiểu 2 lần/ngày, ai cũng nỗ lực làm việc hết sức. Nhưng với số lượng nhân viên y tế quá ít, quả thật rất lo lắng không kịp thời gian chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân” bác sĩ này nói (Đọc tiếp).
Gom hàng siêu thị bán ra ngoài kiếm lợi
Saigon Co.op cho biết, lợi dụng hệ thống bán hàng bình ổn, một số cá nhân đã gom hàng siêu thị số lượng lớn đem ra ngoài bán hưởng lợi.
Mặt hàng điển hình bị gom để mang ra ngoài bán trục lợi là trứng gà. Thực phẩm này được đem ra ngoài bán với giá gấp đôi, gấp ba trong siêu thị. Cũng do bị gom hàng, nên trong nhiều siêu thị, người có nhu cầu thực sự không thể mua được trứng gà. Hiện các siêu thị phải dán bảng hạn chế số lượng mua để giúp càng nhiều người mua được càng tốt.
Trong cộng đồng, nhiều người lên án hành vi gom hàng trong mùa dịch kể trên. “Một việc làm không có đạo đức; Bất nhân ! Kiếm lời trên khó khăn và sức khỏe người khác; cần nghiêm trị…” là những bình luận của nhiều người về hành vi của kẻ trục lợi (Đọc tiếp).
Phong tỏa một khu bệnh viện lớn nhất Bắc Trung Bộ
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An vừa yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An lập tức phong tỏa Khu 3 của Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ngay sau khi xuất hiện ca dương tính (Đọc tiếp).
Hiện Nghệ An đã ghi nhận 136 ca dương tính.
Thêm 12 ca ở Hà Nội
Sở Y tế Hà Nội đến trưa 14/7 ghi nhận 12 người dương tính nCoV, đều là F1 đã cách ly tập trung.
Như vậy, từ 7/4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 83 ca nhiễm, trong đó chùm ca bệnh tại Khu công nghiệp Thăng Long, liên quan Bắc Giang, đã ghi nhận 41 ca; 32 trường hợp liên quan TP HCM; 10 ca bệnh tại An Mỹ, Mỹ Đức (Đọc tiếp).
Xem thêm: