Khi biết chăm sóc tốt bản thân, từ bỏ những thói quen xấu sẽ giúp chúng ta sống thọ, sống khỏe hơn mỗi ngày.
- Bí quyết trẻ lâu, sống thọ của người Nhật: Thường xuyên ăn 3 loại rau vừa rẻ, vừa bổ chợ Việt có rất nhiều
- 9 điểm chung của người sống thọ trên 100 tuổi
Trong cuộc đời con người thì tiền bạc, mối quan hệ, sự nghiệp đều không có ý nghĩa nếu thiếu sức khỏe. Bởi khi có sức khỏe chúng ta mới có thể thực hiện được những gì chúng ta mong muốn. Khi biết chăm sóc tốt bản thân sẽ giúp giảm gánh nặng khám chữa bệnh, giúp sống khỏe hơn và kéo dài tuổi thọ.
Xem nhanh
Để sống khỏe hơn mỗi ngày có 3 điều không nên làm
1. Không nóng giận để bảo vệ gan, ổn định huyết áp
Tức giận là một cảm xúc liên quan đến oán giận, thất vọng, khó chịu và giận dữ. Y học Trung Quốc khẳng định rằng cảm xúc tức giận này được lưu trữ trong gan và túi mật, ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh học, gây đau đầu, chóng mặt và huyết áp cao.
Khi tâm trạng thay đổi thất thường, cơ thể sẽ tiết chất catecholamine làm tăng lượng đường trong máu. Độc tố trong máu và tế bào gan cũng tăng lên theo, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Những người có tâm trạng không tốt thường có chức năng gan yếu, lách và phổi tổn thương. Theo thời gian, nước da sẽ trở nên xỉn màu, không còn sức sống tươi trẻ nữa.
Để sống lâu hơn, chúng ta cần bình tĩnh đối phó với những chuyện nhỏ trong cuộc sống; bớt giận dữ và cười nhiều hơn. Bất kể chuyện gì xảy ra, chúng ta nên bình tĩnh đối mặt và học cách buông bỏ.
2. Không ăn quá nhiều để bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa béo phì
Thói quen ăn uống tác động rất lớn đến thân hình và sức khỏe của mỗi người. Có người ăn rất ít; nhưng có người ăn tới mức no căng để không lãng phí nhưng thói quen như vậy gây ra tác hại tiềm ẩn rất lớn.
Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì. Trong quá trình ăn uống hàng ngày, khi ăn quá nhiều so với mức bình thường thì xảy ra tình trạng dư thừa calo. Khi đó cơ thể dự trữ những calo thừa và tạo thành chất béo.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn quá nhiều sẽ tạo gánh nặng cho gan và dạ dày; từ đó gây ra nhiều bệnh tật kể cả ung thư. Bởi vậy, việc ăn uống cần điều độ không được quá mức.
Vì lợi ích của sức khỏe, chúng ta nên dành hai ngày một tuần để ăn thanh đạm. Điều này khiến cho cơ thể có cảm giác đói nhất định; giữ cho các tế bào hoạt động tốt và giúp chúng ta sống khỏe, sống lâu hơn.
3. Không thức khuya để sống khỏe hơn mỗi ngày
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe; bởi buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại; đồng thời đó cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên cuộc sống hiện đại, nhiều người có thói quen thức khuya. Việc đi ngủ muộn, đặc biệt lại xem các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… khiến cho mắt ngày càng mờ, tinh thần sa sút.
Thói quen thường xuyên thức khuya này đang âm thầm hủy hoại cơ thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe như: nguy cơ giảm thị lực, thính giác, béo phì, suy giảm trí nhớ, tổn thương da; gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Vì vậy, để duy trì thể chất khỏe mạnh không nên ngủ muộn; và khi đi ngủ hãy đặt điện thoại cách xa giường, hoặc tắt nguồn. Học cách nói “không” với các sản phẩm điện tử; có lịch trình sinh hoạt đều đặn. Có thể ngồi thiền trước khi ngủ để có giác ngủ ngon hơn.