Đậu hũ là thực phẩm quen thuộc, phổ biến bởi giá trị dinh dưỡng cao và giá cả bình dân. Tuy nhiên, nó không phải là món ăn tốt cho tất cả mọi người.

Đậu hũ hay còn gọi là đậu phụ được làm từ đậu nành, giàu dưỡng chất, đa chức năng, nhất là protein. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia dinh dưỡng trên kênh Bác sĩ gia đình Trung Quốc cho biết, đậu hũ có tính lạnh, nhiều đạm nên không phù hợp với những người đang mắc bệnh hoặc đang trong các triệu chứng bệnh liên quan đến đờm, những bệnh về tiêu hóa, thận yếu và bệnh nhân gout.

9 nhóm người được bác sĩ khuyên không nên sử dụng đậu hũ.

1. Người mắc bệnh về hệ tiêu hóa

Là món ăn ngon, bổ dưỡng thay cho nguồn đạm động vật; đậu hũ là nguyên liệu của nhiều món ăn trong thực đơn dinh dưỡng của nhiều người. Do hàm lượng đạm thực vật quá cao, điều này sẽ khiến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bị hạn chế, rối loạn và khiến quá trình phân giải protein trở nên quá tải; từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng; đầy hơi; khó tiêu; tức bụng.

9 nhóm người nên hạn chế ăn đậu hũ để tránh gây hại cho sức khỏe
 Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng; dẫn đến chứng khó tiêu; chướng bụng; tiêu chảy và các triệu chứng khác (ảnh chụp màn hình: laodong.vn).

2. Người cao tuổi và người bị đau thận

Với người cao tuổi, quá trình tiêu hóa và bài tiết không còn hoạt động được tốt nữa nên việc tiêu thụ đậu hũ quá nhiều không chỉ không có lợi mà còn gây ra nhiều tác hại. Vì hàm lượng axit uric có trong đậu phụ cao nên ăn nhiều sẽ khiến xương dễ bị lão hóa và gây đau nhức.

Ăn nhiều đậu phụ còn làm cho lượng chất thải chứa nitơ trong quá trình tiêu hóa đạm thực vật tăng lên khiến thận phải làm việc quá sức nên những người có thận yếu như người già hay người mắc bệnh thận không nên ăn loại đậu này. Không chỉ vậy, canxi có trong đậu còn dễ bị kết tủa ở cơ thể, gây mắc sỏi thận.

3. Bệnh nhân mắc bệnh gout

Vì trong đậu phụ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao; nhất là chứa lượng lớn nhân purine, chất này sẽ làm tăng hàm lượng axit uric có trong máu; từ đó gây kích ứng niêm mạc của bệnh nhân bị gout sau khi ăn nhiều đậu phụ.

Bệnh nhân mắc bệnh gout
Khi cơ thể hấp thụ các dưỡng chất có trong đậu phụ sẽ bị chuyển hóa và làm tăng lượng axit uric có trong máu – nguyên nhân gây nên bệnh gút.

Bởi khi axit uric tích tụ quá nhiều trong máu lâu ngày, thì chất này sẽ bị lắng đọng thành những tinh thể muối urat gây sỏi thận hoặc bám quanh những khớp dẫn đến tình trạng viêm khớp gọi là bệnh gút.

Đây là lý do tại sao những người bị tăng axit uric máu hay bệnh nhân bị bệnh gút được khuyến cáo nên ăn thực phẩm có nồng độ purin thấp và tránh thực phẩm có nồng độ purin cao.

4. Người thiếu iốt không ăn đậu hũ trong thời gian dài

Những người thiếu iốt nên tránh ăn loại thực phẩm này do trong đậu phụ có chứa saponin. Tuy có tác dụng phòng chống xơ cứng động mạch nhưng nếu ăn lâu dài các sản phẩm từ đậu phụ sẽ làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt của cơ thể; từ đó khiến tình trạng bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn.

Người thiếu iốt không ăn đậu hũ trong thời gian dài
Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E. Ăn đậu phụ thường xuyên trong thời gian dài sẽ rất dễ làm cơ thể thiếu i-ốt (ảnh chụp màn hình: dauhuthuanphong.com).

5. Không ăn đậu hũ trong khi đang uống loại thuốc tetracyclin

Lời khuyên dành cho những người đang dùng thuốc tetracyclin là không nên ăn đậu phụ; vì đậu hũ rất giàu canxi và magie có thể gây phản ứng và thay đổi thành phần của thuốc tetracyclin dẫn đến giảm tác dụng của thuốc.

6. Không ăn cùng rau bina hoặc hành tây

Đậu hũ là thực phẩm giàu canxi còn rau bina và hành tây lại giàu axit oxalic nên khi chế biến đậu phụ cùng rau bina hoặc hành tây sẽ khiến canxi trong đậu phản ứng với axit oxalic tạo nên hiện tượng tích tụ canxi oxalat. Điều này không những làm tác dụng bổ sung canxi có trong đậu phụ giảm xuống mà còn dễ dẫn đến mắc chứng bệnh sỏi.

Không ăn cùng rau bina hoặc hành tây
Kết hợp đậu phụ và cải thìa có thể giúp trị ho, ngưng hen và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể (ảnh chụp màn hình: bestie.vn).

7. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Đậu hũ có chứa isoflavone, một hợp chất chống lại ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Nhưng chất này sẽ làm giảm số lượng tinh trùng. Nhiều nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard, do Tiến sĩ George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến 2006, đã cho kết quả ngạc nhiên. Những người nạp những sản phẩm từ đậu nành mỗi ngày chỉ có 41.000.000 tinh trùng trên một ml tinh dịch; ít hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không hoặc hiếm khi ăn đậu nành. Tình trạng thiếu tinh trùng này dễ dẫn đến vô sinh; nguy cơ này sẽ cao hơn gấp nhiều lần ở nam giới bị béo phì.

Những chuyên gia khuyến cáo nên ăn đậu phụ khoảng 3 lần/tuần và mỗi lần ăn không quá 100gram. Khi ăn nên kết hợp cùng trứng và thịt và một số loại chất đạm khác để góp phần giúp chất đạm trong thực phẩm này được hấp thụ tốt nhất.

8. Người bị một số bệnh về huyết áp và tim mạch

Những người bị huyết áp cao và bệnh tim nếu ăn quá nhiều đậu phụ sẽ làm bệnh nặng thêm; nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ là hoàn toàn có thể xảy ra. Isoflavone và methionine trong thực phẩm này sau khi bị enzyme biến đổi sẽ khiến tiểu cầu đông lại.

9 nhóm người nên hạn chế ăn đậu hũ để tránh gây hại cho sức khỏe
Người bị cao huyết áp và tim mạch nên tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt; theo dõi thường xuyên và giữ nhịp độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp; không nên thêm đậu phụ vào thực đơn hàng ngày (ảnh chụp màn hình: careplusvn.com).

Ngoài ra, việc giảm cholesterol xấu trong máu cũng khiến tình trạng tương tự tăng lên. Các tiểu cầu vón cụ đồng nghĩa với nguy cơ hình thành những cục máu đông cực kỳ nguy hiểm.

9. Những người bị suy tuyến giáp

Nếu bác sĩ đã chẩn đoán bị suy giáp; thì nên nói không với những thực phẩm có nguồn gốc từ đậu phụ. Bởi isoflavone được biết đến là chất chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt; còn ung thư vú là tác nhân ngăn chặn các enzym sản sinh ra hormone tuyến giáp, khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là 9 nhóm người không nên ăn đậu hũ cùng nguyên tắc kết hợp với thực phẩm cần lưu ý. Cùng tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho bản thân nhé.