Gia chủ mới vặt lông con gà thì có việc bận không dùng nữa, nên gà cưng diện tạm bộ ‘da bọc xương’ đi dạo quanh sân vườn.

Góc bình luận: ”Khổ thân con gà”

Bình luận của người xem video:

– Không biết con gà đau đến thế nào, ác quá!

– Tội nó quá.

– Để sống vặt lông tội thế.

– Lại còn bị nhúng vào nước sôi vặt lông nữa. Con gà chắc đau lắm.

– Loài vật cũng có cảm giác, có nỗi đau, chỉ là chúng bị yếu thế, không thể nói và không thể đấu tranh. Đừng đối xử tàn ác với động vật vì có thể một ngày nào đó chính người gây ra nỗi đau với chúng sẽ có cơ hội được cảm nhận những nỗi đau này.

– Tôi khóc chứ không cười nổi!!!

– Nhìn thương quá…

Video ghi lại hình ảnh con gà trụi lông lững thững đi dạo

Nguồn video: VnExpress.

Ở đời điều gì bản thân không muốn thì đừng ép người khác làm

Người xưa nói: “Vạn vật hữu linh”. Bất kỳ sinh vật nào, dù là thực vật hay động vật, đều có linh tính. Cũng có câu: “Nhân chi sơ, bản thiện”. Nói rộng ra, có thể hiểu rằng đặc tính nguyên thủy của muôn loài là lương thiện. Câu chuyện dưới đây càng chứng minh điều đó.

Cách hành xử của con gà mái mẹ trước những quả trứng lạ

Có một giáo sư chuyên nghiên cứu về đặc tính của loài gà. Một hôm, ông phát hiện trong rừng có một con chim trĩ đẻ rất nhiều trứng nên ông lặng lẽ nhặt một ít mang về. Vừa lúc đó, một con gà mái khác đẻ trứng nên ông ta lấy trứng của gà mẹ đi; và cho trứng của chim trĩ rừng vào.

Gà mái mẹ thấy những quả trứng không giống nhau, do dự một lúc, nhưng vẫn chấp nhận ấp những quả trứng kỳ lạ này; một cách bình tĩnh và cẩn thận, như thể tự mình ấp trứng của mình. Một thời gian sau, trứng chim trĩ nở, gà mái mẹ dẫn chúng vào rừng; dùng móng đào bới đất, tìm sâu bọ giữa đất và rễ cây, rồi kêu “cục cục…” gọi là chim trĩ con đến ăn.

Video: Con gà trụi lông lững thững đi dạo khiến dân mạng 'dậy sóng'
Gà mái mẹ không chỉ dung nạp và ấp những quả trứng không phải của mình mà nó còn hướng dẫn chúng thực hành những kỹ năng sinh tồn mà thượng đế đã ban tặng (ảnh: internet).

Chứng kiến ​​cảnh tượng đó, giáo sư hết sức bất ngờ. Gà con đều được cho ăn thức ăn nhân tạo, làm sao gà mẹ biết được chim trĩ con không ăn thức ăn mà chỉ ăn giun, dế? Giáo sư lại lấy vài quả trứng vịt cho gà mái mẹ ấp. Cũng như trước đây, gà mái vẫn không quản ngại mà ấp những quả trứng đó; và chúng nở thành những con vịt con đáng yêu. Kỳ lạ thay, gà mái mẹ mang vịt con ra hồ cho chúng tập bơi.

Loài gà cũng có tình yêu và trí tuệ

Hai sự kiện bất ngờ này đã giúp giáo sư chợt nhận ra một chân lý. Loài gà được cho là loài “tiểu não”, ngốc nghếch và không có cảm xúc; nhưng thực chất chúng có cả tình yêu và trí tuệ. Gà mái mẹ không chỉ dung nạp và ấp những quả trứng lạ không phải của mình mà nó còn hiểu được tính cách của những chú chim trĩ con và vịt con đó; để từ đó hướng dẫn chúng thực hành những kỹ năng sinh tồn mà thượng đế đã ban tặng cho chúng.

Trong văn hóa truyền thống, gà không phải là loài vật bình thường. Người xưa coi gà là biểu tượng của đấng nam nhi; là loài chim có 5 đức tính: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Trong bộ phim “Tây Du Ký” nổi tiếng, tác giả Ngô Thừa Ân cũng xây dựng hình tượng “Mao Nhật Tinh Quân” với hình dáng một chú gà trống; giúp Tôn Ngộ Không trừ yêu quái rết. Nhìn chung, hình ảnh con gà trong văn hóa truyền thống thường gắn liền với những điều may mắn, tài lộc.

Điều gì bản thân không muốn làm với mình thì cũng đừng ép người khác làm

Nói về con gà mái mẹ ở trên, nếu con người trong hoàn cảnh đó sẽ cư xử hoàn toàn khác. Rất có thể, con người sẽ bắt vịt con học tiếng gà; và bắt chim trĩ hoang ăn thức ăn nhân tạo. Trong cách hành xử, chúng ta luôn muốn ép người khác phải làm theo quan điểm, suy nghĩ của mình; mà không quan tâm đến tính cách, thói quen, sở thích của người khác. Những mâu thuẫn và hiểu lầm của cuộc sống cũng bắt nguồn từ đây.

Khổng Tử từng nói: Những gì mình không muốn làm cho mình thì đừng làm nó cho người khác. Một người đàn ông lịch lãm sẽ không ép buộc người khác phải làm theo ý mình; chỉ đối xử tử tế với mọi người. Trong cả lễ nghi phương Đông và phương Tây, tôn trọng sở thích và ý kiến ​​của người khác là biểu hiện của văn hóa và của sự tao nhã.

Một tổ chức có thể ổn định hài hòa hay không, điều cốt yếu là mỗi cá nhân trong đó cần tôn trọng, bao dung và nhân ái để đối xử với nhau hay không. Nếu chỉ toan tính và đổ lỗi cho nhau thì khẳng định con người ta sẽ không thể sống yên ổn dù chỉ trong chốc lát.

Gà mái có thể sử dụng trí tuệ với tình yêu thương để đối xử với những con vật có ngoại hình và thói quen sống khác với mình. Mỗi người, chỉ cần dùng trí tuệ trong sáng để giải quyết tranh chấp và dùng lòng tốt để giải quyết hận thù; thì cuộc sống này mới có thể hòa hợp và tươi đẹp hơn.

Theo dkn.tv/Thiện Sinh biên dịch