Cỏ mần trầu có ở khắp mọi miền của nước ta, cây có vị hơi ngọt và đăng đắng, tính mát. Không phải là cỏ dại mà là một loại thảo dược quý trị được nhiều loại bệnh.

Thảo dược tự nhiên này còn có nhiều tên gọi khác như: tết suất thảo, ngưu cân thảo, cỏ vườn trầu, màng trầu, ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía; hìa xú xan (Thái), Hang ma (Tày), Cao day (Ba Na)…

Sau đây là những công dụng bất ngờ của loại thảo dược này mà nhiều người lầm tưởng là cỏ dại bên đường.

Cỏ mần trầu: vị thuốc đẹp da, đẹp tóc

Theo nghiên cứu của GS. Đỗ Tất Lợi (nhà nghiên cứu dược học), đây là loại thuốc mát gan, tốt cho chức năng gan. Do đó, sử dụng trà cỏ mần trầu thường xuyên có thể chữa các chứng viêm da, vàng da, giúp sáng da, láng mịn hồng hào. Ngoài ra, tính mát của cây mần trầu còn có tác dụng hạ nhiệt, hạ sốt cao, chống co rút, ra mồ hôi. Lá của loại thảo dược này có thể kết hợp với cây hương nhu, cây bồ kết dùng để gội đầu; tóc sẽ bóng, chắc khỏe và hạn chế bị rụng.

Cỏ mần trầu: công dụng bất ngờ chữa được nhiều loại bệnh;  Cách dùng mần trầu trị mụn; Cỏ mần trầu chữa cao huyết áp.
Thảo dược mần trầu có thể giúp giảm rụng tóc; giữ cho mái tóc khỏe, đẹp và bóng mượt (ảnh: internet).

Mần trầu bổ máu, trị huyết áp cao

Một số bang của Hoa Kỳ phàn nàn rằng cỏ mần trầu có khả năng kháng thuốc diệt cỏ và gây rắc rối trên các trang trại trồng đậu phộng; nhưng vẫn được sử dụng trong các cửa hàng thuốc Đông y.
Trong Đông y hiện nay, mần trầu được nhắc đến như một vị thuốc chữa cao huyết áp; ho lao, nội sốt, động thai, mẩn ngứa, gút, viêm não truyền nhiễm, giúp bổ máu…

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, nếu muốn chữa bệnh cao huyết áp thì dùng khoảng 500 gam, rửa sạch; cho vào bát nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước cốt, dùng vải mỏng lọc lấy nước. Ngày uống 2 lần vào sáng và chiều trong thời gian dài. Để phòng bệnh viêm não truyền nhiễm, pha mần trầu làm trà uống trong 3 ngày liên tục, nghỉ 10 ngày rồi lặp lại như vậy. Ngoài ra, mần trầu còn dùng ngoài để cầm máu.

Cỏ mần trầu: công dụng bất ngờ chữa được nhiều loại bệnh; Cỏ mần trầu chữa tiểu đường; Rễ cây cỏ mần trầu là rễ gì; Tắm cỏ mần trầu có tác dụng gì.
Thảo dược này được tìm thấy ở rất nhiều nơi, nhất là khu vực bờ ruộng (ảnh: internet).

Thảo dược quý chữa bệnh trĩ

Theo y học hiện đại, lá trầu có chứa nhiều hoạt chất flavonoid, beta-sitosterol và dẫn xuất palmityl, muối,… nên có tác dụng chữa bệnh bệnh trĩ rất hiệu quả.

Xem thêm:

Cách sử dụng cỏ mần trầu trị bệnh của một số lương y

Theo Lương y Trần Tiễn Hy, thảo dược mần trầu chữa đại tiện ra máu đen bằng bài thuốc sau: cỏ mần trầu, muồng trâu (cành lá); than tóc rối 2 muỗng, cam thảo nam, trắc bá diệp, rau má mỗi thứ 1 nắm; cây ké, rễ tranh (sao đen), ngải cứu 9 lá, cỏ mực 2 nắm; củ sả 5 lá, bách thảo sương 1 muỗng canh, gừng sống 3 lát. Đổ ngập nước sắc còn 2 chén, mỗi ngày uống 2 lần, một lần nữa chén. Lưu ý là nếu sắc thêm nước 2 thì uống trong ngày.

Bài thuốc trị nhiệt miệng của lương y Nguyễn Văn Phấn: do ăn uống nhiều đồ nóng nên cần thanh nhiệt giải độc. Bài thuốc: cỏ mực, mần trầu, cam thảo nam, gừng tươi 3 lát; cây muỗng trâu, rễ cỏ tranh, rau ngót, rau sam, rau má, rau dền trắng; cây ké, củ sả 10 lát mỏng, cây đậu săng, bí đao 2 khoanh mỏng, vỏ quýt 1 cái. Cho nước ngập 1 lóng ngón tay sắc còn 1 chén để uống. Sắc 2 hoặc 3 uống hết trong ngày.

Cỏ mần trầu: công dụng bất ngờ chữa được nhiều loại bệnh; Tác dụng của mần trầu đối với tóc
Cách sử dụng cỏ mần trầu; Cỏ mần trầu có tác dụng gì với bà bầu;
Cỏ mẩn trầu có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian (ảnh: internet).

Bài thuốc trị băng huyết của lương y Vương Đăng: cỏ mần trầu, vỏ quýt 1 vỏ, cây ké; cây muồng trâu (thái nhỏ), cam thảo nam, cỏ mực, rau má, rễ tranh, mỗi thứ 1 nắm; củ sả 10 lát, ngải cứu 10 lá, gừng sống 10 lát. Đổ ngập nước sắc còn 2 chén, uống 2 trong ngày, mỗi lần nữa chén.

Bài thuốc trị “mát” (tâm thần) của lương y Hoàng Duy Tân: bị cảm sốt cao kép dài, đập phá, nói nhảm, đòi tắm, không ngủ được, khát dữ dội. Dùng 20g mần trầu bỏ hoa và rễ. Sắc uống liên tục 1 tháng. Bệnh nhân uống nước này khỏi sẽ lại lên cân.