Các con vật không hề tỏ vẻ sợ hãi, những con chim thì đi lại, bay lượn xung quanh còn rùa thì dần trồi lên khỏi mặt nước và bò đến gần vị trí người đàn ông ngồi.

Video ghi lại sự việc người đàn ông cho các con vật ăn

Nguồn video: Facebook.

Góc bình luận ” Thương quá! Hạnh phúc là đây!

Hình ảnh hòa ái, thân thiện giữa người đàn ông và các con vật đã nhận được nhiều bình luận từ người xem:

Công viên Tsurumai, Thành phố Nagoya, Nhật Bản. Mình ra chơi cho rùa ăn gặp Bác này suốt và thật trùng hợp khi giờ lại xem được video này.

Ông này cho ăn cái gì mà mấy con này khoái ăn dữ vậy; hình như chưa thấy ai cho chim sẻ ăn được như vậy.

Thương quá! Hạnh phúc là đây!

Nhìn là ấm cả người, muốn coi hoài!

Mỗi con người chúng ta có trái tim nhân hậu thì động vật sinh tồn.

Con nào cũng vậy cứ sống tốt cho nó ăn là nó đến gần mà.

Vì sao có người thiện nhưng cũng lại có người bất thiện?

Từ ngày xưa…

Quả thật lời cổ nhân dạy chẳng sai, trong Tam Tự Kinh có viết:

Nhân chi sơ, Tính bản thiện,
Tính tương cận, Tập tương viễn.
Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên,
Giáo chi đạo, Quí dĩ chuyên.

Tạm dịch

Con người mới sinh ra, thiên tính vốn thiện lương,
Tính ban đầu giống nhau, thói quen dần khác xa.
Nếu chẳng được giáo dục, bản tính sẽ biến đổi,
Đường lối của giáo dục, quý ở sự chuyên tâm.

Con người khi sinh ra đều mang bản tính thiện lương. Bản tính này về đại thể đều giống nhau, không có nhiều sự sai khác.

Sau này, khi lớn lên, do hoàn cảnh sống khác nhau, điều học tập được cũng khác nhau nên tính tình phát sinh khác biệt; ai ở nơi hoàn cảnh có nhiều người tốt thì sẽ thành tốt; ai ở nơi có nhiều người không tốt thì dễ học thói xấu.

Nếu như họ không được dạy dỗ đúng đắn, mà chìm đắm trong những thói quen bất lương, thì bản tính lương thiện ban đầu sẽ dần bị che mờ; thay vào đó là thói hư, tật xấu.

Phương pháp dạy dỗ, trọng yếu nhất là chuyên tâm nhất trí, thường hằng không ngừng nghỉ, không thể lúc làm lúc ngưng, có như vậy mới có thể có được sự học tập hoàn chỉnh.

Đến ngày nay…

Cũng bởi lẽ do môi trường sai quấy nên phần bản tính lương thiện dần bị che mờ trong nhiều người. Nhưng có lẽ ẩn sâu trong mỗi con người vẫn luôn tồn tại niềm khát khao tìm về cái thiện; tìm về nguyên lai của chính mình…

Ngày nay, có một môn tu luyện Phật gia thượng thừa với nguyên lý cốt lõi Chân – Thiện – Nhẫn đang được phổ truyền và được người dân khắp nơi trên thế giới đón nhận.

Khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công, thông qua việc tu tâm theo Chân – Thiện – Nhẫn và luyện thân qua các bài tập nhẹ nhàng, thiền định người tập sẽ được thụ hưởng nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như thăng hoa về tinh thần; cuộc sống từ đó cũng trở nên vui vẻ và hòa ái hơn.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Lan Phương, nguyên Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Đánh giá giáo dục – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (ảnh: NTD Việt Nam).

Quý độc giả quan tâm có thể truy cập vào website vi.falundafa.org để nghe các bài giảng và tìm hiểu các bài tập miễn phí.

Và hẳn rằng chúng ta chỉ cần chọn thiện lương thôi; cứ bình thản mà sống vì mọi sự vốn đã có trời xanh an bài…

Mời độc giả xem thêm: