Cây mã đề – một loại thảo dược quý có công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, tiêu hoá và các bệnh về da.

Tìm hiểu về cây mã đề

Cây mã đề hay còn được gọi là mã tiền xá, xa tiền thảo; tên khoa học là Plantago asiatica. Đây là loài là cây thân thảo sống lâu năm. Lá của cây mã đề to và dài có hình như một chiếc thìa hoặc hình trứng; và mọc thành một cụm lớn ở phần thân của gốc. Dọc theo các phiến lá đó là những đường gân lá.

Hoa của cây mọc thẳng đứng thành một bông dài vươn thẳng lên cao; đây là loài hoa lưỡng tính. Quả hình hộp, bên trong mỗi quả chứa rất nhiều hạt nhỏ có màu đen hoặc nâu bóng. Loại cây này thường mọc hoang rất nhiều trong tự nhiên; và được người dân hái về để làm thực phẩm và làm thuốc

Mã đề là một loại cây lành tính nên từ xưa, lá non của nó người dân dùng làm rau như các loại rau khác; nó được dùng để ăn sống hay dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng.

Xem thêm: Nấu nước sâm bí đao thơm mát, giải nhiệt, tươi trẻ làn da

Thành phần dưỡng chất trong cây mã đề

Cây mã đề hay còn được gọi là mã tiền xá, xa tiền thảo...Cây mã đề nấu nước uống; Ảnh cây mã đề; Mua cây mã đề.
Lá của cây mã đề to và dài có hình như một chiếc thìa hoặc hình trứng (ảnh: Internet).

Lá cây mã đề rất giàu canxi và có chứa rất nhiều khoáng chất chứa thành phần khác. Trong 100g lá thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với chất này trong củ cà rốt. Toàn thân cây chứa một glucozit gọi là aucubin. Trong lá có chất nhầy, chất đắng hay các loại vitamin C, K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic.

Tác dụng của cây mã đề

Theo Đông y, cây mã đề có vị ngọt, tính lạnh, quy kinh thận, bàng quang, phế. Nó có những tác dụng sau:

  • Giúp thông kinh lợi tiểu, điều trị bệnh sỏi thận.
  • Điều trị viêm cầu thận, lợi phế, tiêu đờm, điều trị bệnh huyết áp cao.
  • Chất beta carotene trong cây mã đề giúp tăng cường thị lực.
  • Thành phần canxi trong mã đề giúp xương chắc khỏe; và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, giảm căng thẳng.
  • Làm giảm cơn thèm thuốc, giúp cai thuốc lá hiệu quả.
  • Điều trị ho, tiêu đờm.
  • Điều trị bệnh chảy máu cam do nóng.
  • Hàm lượng lớn allantoin và apigenin trong cây mã đề là những chất kháng viêm tự nhiên vô cùng hữu ích.
  • Khắc phục tổn thương hệ thần kinh.
  • Tăng năng lượng cho tế bào.
  • Phòng ngừa hoặc điều trị viêm gan.
  • Giảm tắc nghẽn phế quản, viêm thanh quản, kích ứng và viêm phổi, ho.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Tốt cho da.

Những bài thuốc trị bệnh từ cây mã đề

Theo Đông y, xa tiền thảo có vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang. Có tác dụng lợi niệu thẩm thấp...
Cây mã đề sống dưới nước hay sống trong những khu vực ẩm ướt; hoặc những vùng đất mềm (ảnh: Internet).

Trị viêm cầu thận cấp tính

Sử dụng: mã đề, ma hoàng, thạch cao làm thuốc, đại táo có thêm quế chi và cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc.

Trị viêm cầu thận mạn tính

Sử dụng: mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh 12g, hoàng liên cần 12g, mộc thông cần 8g, trư linh 8g. Mỗi ngày nên sắc uống 1 thang.

Trị viêm bàng quang cấp tính

Sử dụng: mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh cần 12g, hoàng bá 12g, trư linh sẽ có 8g, rễ cỏ tranh 8g, mộc thông 8g, bán hạ chế và hoạt thạch. Mỗi ngày sắc uống thành 1 thang thuốc.

Trị viêm đường tiết niệu cấp

Sử dụng: mã đề 20g, bồ công anh 15g, hoàng cầm 15g, lá chi tử 15g; các loại khác như: kim tiền thảo, cỏ nhọ nồi, ích mẫu, rễ cỏ tranh và một chút cam thảo. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và uống liên tục trong vòng 10 ngày. Xem thêm: Cây bồ công anh: món ăn, vị thuốc cực tốt cho sức khỏe

Trị viêm bể thận cấp tính

Sử dụng: mã đề tươi 50g, rễ cỏ tranh tươi 50g, cỏ bấc đèn tươi ½ kg. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống 2 lần. Khoảng 5 – 7 ngày là được.

Cây mã đề trị sỏi bàng quang

Dùng 30g mã đề, 30g rau diếp cá, kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống 2 lần. Uống liên tục trong 5 ngày.

Trị sỏi đường tiết niệu

Mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc.

Cây mã đề trị chứng bí tiểu tiện

Sử dụng 12g hạt mã đề sắc uống, uống nhiều lần trong ngày.

Chữa đi tiểu ra máu

Dùng lá mã đề 12g, lá ích mẫu 12g. Mang lấy giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

Hạt Xa tiền thảo có tác dụng gì; Cách trồng cây xa tiền thảo; Cây mã đề kỵ gì; Hình ảnh cây xa tiền thảo; Xa tiền thảo là cây gì.
Trong hạt cây mã đề chứa chất nhầy, axit plantenolic rất tốt cho sức khỏe (ảnh: internet).

Hạt mã đề đem ra giã nát vụn thành bột; dùng khăn vải sạch rồi bao vào; cho vào 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ bã đi. Tiếp đến, cho vào 3 cốc hạt kê vào bát nước đó rồi nấu thành cháo để ăn lúc đói. Bài thuốc này có tác dụng làm mát người, giúp mắt sáng hơn.

Làm lợi tiểu

Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g sắc cùng 600ml nước; sau đó, sắc lấy 200ml chia thành các phần làm 3 lần uống trong ngày.

Trị ho, tiêu đờm

Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một thang.

Trị chứng phổi nóng và ho dai dẳng

Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch, sắc kĩ uống 3 lần trong ngày; uống nóng mỗi lần cách nhau 3 giờ.

Chữa viêm gan siêu vi trùng

Dùng 20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử. Toàn bộ nguyên liệu thái nhỏ sấy khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml.

Trị chảy máu cam

Dùng rau mã đề tươi rửa sạch và giã thật nhuyễn. Cho vào một ít nước cho thật ẩm, sau đó vắt lấy nước cốt uống. Người bị chảy máu cam nằm yên trên giường để gối cao đầu; dùng bã của cây mã đề đắp lên trán để chữa bệnh; nếu máu cam chảy ra quá nhiều cần dùng bông sạch cuộn tròn nút bên mũi chảy; uống thuốc khoảng vài ngày sẽ thuyên giảm.

Cây mã đề trị chứng chốc lở ở trẻ nhỏ

Dùng một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ nấu cùng giò heo, ăn vài ngày trẻ sẽ khỏi.

Cây mã đề trị rụng tóc

Để điều trị chứng rụng tóc sử dụng lá mã đề khô đốt. Sau đó đốt phần lá này rồi trộn chung với giấm đen. Ngâm trong khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng để thoa lên da đầu.

Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề

cây mã đề nấu nước uống; bông mã đề và râu ngô; cách chế biến cây mã đề; Cây mã đề trị mụn;
Người khỏe mạnh, hay người có sức khỏe bình thường nên hạn chế sử dụng nước mã đề vào buổi tối; bởi vì uống nhiều lợi tiểu nên phải dậy đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Phụ nữ đang mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu) tuyệt đối không nên dùng mã đề vì có thể dẫn tới sảy thai.
  • Người thận yếu hay có thể là suy thận mạn tính, tuyệt đối không nên dùng.
  • Vì cây mã đề có tính mát nên người thấp nhiệt lưu ý sử dụng lượng vừa phải.
  • Trẻ dưới 3 tuổi không nên sử dụng lá mã đề.
  • Khi sử dụng mã đề nên hạn chế rượu bia, đồ nóng.