Vịt kho măng là món ăn kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của thịt vịt và vị chua nhẹ của măng. Cùng Mucwomen vào bếp thực hiện cách nấu vịt kho măng này nhé!

Thịt vịt là nguyên liệu gia cầm quen thuộc trong các bữa ăn. Thịt vịt vừa chắc, vừa thơm ngon lại có vị ngọt nên được nhiều người thưởng thức ưa chuộng. Tuy nhiên, thịt vịt nếu không biết cách sơ chế và chế biến kỹ có thể có mùi tanh khiến khó ăn. Để loại bỏ khuyết điểm này, có một nguyên liệu không thể không kể đến đó chính là măng tươi. Vị chua thanh đạm của măng hòa quyện vào thịt vịt sẽ phần nào khử được mùi tanh thường thấy. Và từ đó tạo ra một hương vị dễ chịu. Ngoài ra, màu sẫm của vịt kết hợp với màu vàng của măng sẽ khiến món ăn trở nên hấp dẫn. Đây sẽ là một món ăn vừa bổ dưỡng lại vừa bổ mắt.

Nguyên liệu cho cách nấu vịt kho măng

Cách nấu vịt kho măng mềm ngon chuẩn vị; cách nấu vịt kho gừng; cách nấu vịt kho sả; cách nấu vịt kho kho gừng ngon; cách nấu vịt khoai sọ; cách nấu vịt kho chao; nấu vịt kho măng; nấu vịt kho riềng.
Nguyên liệu nấu vịt kho măng (ảnh: internet).
  • Thịt vịt: 300 gram
  • Măng tươi: 200 gram
  • Hành tím, tỏi, hành lá
  • Gia vị nêm nếm: ngũ vị hương, ớt bột, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn…

Lưu ý khi chọn vịt

Nên chọn vịt đực vì vịt đực có thịt dày, thơm và ngọt hơn vịt cái. Nên mua vịt trưởng thành vì khi đó vịt đã đủ lông giúp chế biến nhanh hơn. Vịt nấu măng không nên mua vịt nhiều mỡ vì sẽ khiến món ăn của bị ngấy. Nên chọn vịt nặng, chắc, nhiều nạc, là vịt thả tự nhiên.

Lưu ý khi chọn măng tươi

Măng tươi là măng còn nguyên, măng thẳng không quá non hoặc quá già. Không nên chọn những loại măng có màu lá vàng, bị gãy nát hoặc có những đốm lạ. Nên chọn loại măng có vỏ mỏng, giòn, không có mùi hôi.

Cách nấu vịt kho măng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Mỡ vịt là nguồn giàu axit linoleic (ảnh: internet).
  • Thịt vịt sau khi mua về rửa sạch với nước, sau đó xát thịt vịt với rượu trắng và gừng giã nhỏ để khử mùi hôi của lông, rửa sạch lại với nước rồi chặt thành những miếng vừa ăn.
  • Măng tươi sau khi mua về rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, cho vào nồi nước có pha chút muối, luộc khoảng 3 phút rồi vớt ra để ráo. Luộc với muối sẽ giúp măng giòn và bớt mùi hăng của măng.
  • Hành tím và tỏi bóc vỏ, rửa sạch với nước rồi bằm nhuyễn.

Bước 2: Ướp vịt

Cho thịt vịt vào tô cùng với ít hành tím, tỏi, ớt bột, ngũ vị hương, hạt nêm, đường và nước mắm rồi trộn đều cho thấm gia vị, sau đó ướp trong khoảng 30 phút cho thịt vịt được ngấm gia vị.

Cách nấu vịt kho măng mềm ngon chuẩn vị; vịt nấu măng khô; vịt nấu chao; vịt kho sả ớt; nấu vịt kho năng khô; vịt kho gừng; vịt kho sả; vịt nấu măng; vịt nấu sấu; vịt kho nấm mèo.
Ăn thịt vịt giúp hấp thụ một lượng không nhỏ vi chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, selen và lượng nhỏ vitamin C (ảnh: internet).

Bước 3: Vịt kho măng

Cho một chút dầu ăn vào nồi cùng với phần hành tỏi còn lại, phi cho thơm rồi cho thịt vịt đã ướp vào xào cho đến khi thịt săn lại.
Sau đó cho măng vào cùng với một chút nước rồi tiến hành kho với lửa nhỏ khoảng 10-15 phút cho vịt thấm và chín mềm thì tắt lửa.

Cách nấu vịt kho măng mềm ngon chuẩn vị

Thành phẩm cho cách nấu vịt kho măng

Múc vịt ra tô, có thể thêm ít lá hành lên trên. Món vịt kho măng ăn cùng chén cơm trắng nóng, thêm rau sống hoặc dưa leo chan nước dùng sẽ rất ngon.

Bà bầu ăn vịt kho được không; món ăn vịt kho gừng; ăn cơm với vịt kho; ăn thịt vịt vó tốt không; vịt kho nấm đông cô; vịt kho nấm hương; vịt kho nấm rơm.
Thịt vịt chứa hàm lượng cao các axit amin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động mỗi ngày (ảnh: internet).

Mẹo khử mùi hôi của thịt vịt

  • Trước khi sơ chế loại thịt vịt nên dùng gừng và rượu để khử mùi hôi của thịt vịt. Bóp kỹ vịt với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ hết.
  • Nếu không có sẵn gừng và rượu trong nhà, có một cách đơn giản và rẻ hơn để khử mùi khó chịu của vịt đó là muối và giấm. Trộn chúng lại với nhau, chà kỹ cả trong và ngoài vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn mùi hôi.
  • Nếu không có sẵn giấm, có thể thay thế bằng chanh.
  • Bên cạnh đó, nên cắt bỏ phần màu trắng ở phao câu của vịt, nếu lỗ chân lông của vịt còn xót lại chất nhầy màu đen thì phải rửa thật sạch vì đây là nguyên nhân chính khiến vịt có mùi hôi.