Rượu gạo từ lâu đã trở thành thức uống tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực. Hôm nay, Mucwmen sẽ chia sẻ cách nấu rượu gạo truyền thống thơm ngon đúng chuẩn.

Trong mỗi bữa tiệc, lễ, tết của mỗi gia đình đều không thể thiếu chén rượu gạo. Và dù hiện nay đã có nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng trên thế giới du nhập vào Việt Nam nhưng vẫn không thay thế được rượu gạo truyền thống. Vậy nấu rượu gạo như thế nào để tạo nên hương vị hấp dẫn khiến loại rượu này được ưa chuộng đến vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu và thực hiện ngay sau đây nhé.

Nguyên liệu cho cách nấu rượu gạo truyền thống

Thành phần chính là yếu tố tạo nên linh hồn của rượu. Vì vậy, nguyên liệu được chọn phải là loại tốt nhất, thơm ngon nhất. Hai nguyên liệu chính quyết định sự thành bại của rượu truyền thống là gạo và men bánh.

Cách chọn gạo ngon; hàng ngày; lạ miệng; mon an hang ngay; đơn giản; mon don gian; men; cách làm.
Một cốc rượu sẽ chứa khoảng 70 – 100 calo, phụ thuộc vào cốc to hay nhỏ.

Với gạo nếp, người ta thường chọn loại nếp cái hoa vàng, nếp cẩm. Khi nấu rượu bằng gạo tẻ, người ta sẽ sử dụng loại gạo tẻ, tạp dao, khang dân để cho chất lượng rượu ngon nhất. Tuy nhiên, so về thành phẩm thì rượu nếp được đánh giá cao hơn hẳn. Rượu nếp có hương vị thơm ngon, đậm đà và êm nồng khi uống. Còn rượu làm từ gạo tẻ thì vị sẽ nhạt hơn nhưng giá lại rẻ hơn rất nhiều. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người nấu sẽ chọn loại gạo nấu rượu phù hợp.

Cách chọn gạo ngon nấu rượu

Khi chọn gạo nấu rượu cần chọn loại mẩy, đều hạt. Không nên sử dụng gạo đã được đánh bóng mà nên sử dụng gạo nguyên cám sẽ giúp rượu thơm ngon và đậm đà hơn.

Để nấu rượu thơm ngon và chuẩn vị hơn thì nên sử dụng gạo tấm. Tốt nhất nên chọn loại gạo ½ hoặc 2/3 vì khi lên men cơm rượu nhanh ngấu hơn. Men ngấm đều để tạo ra loại rượu thơm ngon hoàn hảo.

Chọn men để làm rượu chuẩn

Khi chọn men để nấu rượu không nên chọn loại có màu trắng như gạo. Men rượu đạt chuẩn bên ngoài vỏ sẽ có một số đốm đen ở các kẽ, có mùi thơm nhẹ. Điều này là do các loại thảo mộc truyền thống trong quá trình lên men tạo thành.

Các dụng cụ cần thiết để nấu rượu gạo truyền thống

  • Thiết bị nấu nấu cơm rượu: nồi cơm điện lớn hoặc tủ hấp.
  • Thiết bị làm mát: giá khay lớn.
  • Thiết bị lên men: chum, vại lớn có nắp đậy.
  • Thiết bị chưng cất: Nồi nấu rượu.
  • Thiết bị lọc tinh.
  • Thiết bị đóng chai.

Hướng dẫn cách nấu rượu gạo truyền thống

Cách nấu cơm rượu khá đơn giản. Ngày nay có khá nhiều thiết bị nấu cơm rượu giúp người nấu tiết kiệm được thời gian và chi phí. Chất lượng rượu thành phẩm lại tốt và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bước 1: Nấu cơm rượu

Để làm rượu gạo truyền thống cần 2 nguyên liệu chính là gạo và men. Tùy thuộc vào dung tích của nồi nấu cơm rượu, để đảm bảo tốt nhất chỉ nên chuẩn bị từng mẻ một. Không nên chuẩn bị nhiều mẻ cùng một lúc để tránh chưng không kịp sẽ làm hỏng rượu.

Gạo vo sạch ngâm nước lạnh 30 phút sẽ giúp cơm chín đều và ngon hơn. Nếu cần nấu cơm rượu với số lượng lớn thì nên sử dụng bằng cách hấp, cơm sẽ không bị khê, khét là cách nấu cơm rượu ngon với chất lượng rượu cao nhất. Sau khi cơm chín thì đổ ra cái khay hoặc cái nia lớn có lót lá chuối để cơm nguội rồi mới bắt đầu trộn men.

Cách làm rượu nêp cẩm, day nau an viet nam, nếp cái, để uống, giảm cân, đục, hình ảnh, vắt, sữa.
Theo các chuyên gia, bản chất của rượu gạo cũng đã chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho sức khỏe, không nhất thiết phải ngâm với thuốc bắc hay hoa quả mới tốt.

Bước 2: Cách ủ men rượu gạo truyền thống

Tùy theo lượng gạo mà cần chuẩn bị lượng men tương ứng. Công thức nấu rượu gạo truyền thống ngon là cứ 10kg gạo thì dùng 100g men. Trước khi ủ thì giã men thật nhuyễn. Chờ cơm nguội, sờ vào thấy hơi ấm thì có thể trộn men vào cơm cho đều.

Kỹ thuật nấu cơm rượu truyền thống khá đơn giản nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu ủ men. Cần chuẩn bị một chiếc hũ sành rồi cho tất cả gạo đã trộn men vào, đậy kín nắp. Để nấu được rượu ngon thì ủ cơm rượu trong khoảng 7 ngày. Về cơ bản sau khi gạo lên men thành công thì có thể bắt đầu quy trình nấu rượu gạo bằng phương pháp chưng cất.

Men làm bánh mì, day nau an viet nam, nếp cái, để uống, giảm cân, đục, hình ảnh, vắt, sữa, mua ở đâu
Để nấu rượu thơm ngon và an toàn nên chọn men thuốc bắc, loại men này khi ủ sẽ cho ra tỉ lệ rượu tương ứng 10kg gạo được 8 – 8,5 lít rượu. Rượu có mùi thơm, uống êm và không đau đầu.

Bước 3: Chưng cất rượu gạo truyền thống

Hiện nay, có hai cách chưng cất rượu gạo là dùng nồi điện hoặc nấu thủ công. Cách nấu rượu bằng nồi điện vượt trội hơn hẳn bởi phương pháp này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian, công sức mà còn nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng rượu đầu ra tốt nhất.

Nồi nấu rượu bằng điện hoạt động hoàn toàn tự động bằng nhiên liệu điện nên rất an toàn, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Rượu thành phẩm có mùi vị thơm ngon đặc trưng, ​​không bị ám mùi khói.

Lọc rượu gạo thành phẩm; nấu ăn ngon; lam nau an; day nau an don gian; cach lam mon; hoàn chỉnh.
Cách nấu rượu gạo truyền thống không tốn quá nhiều chi phí về máy móc và đặc biệt cho ra những mẻ rượu thơm ngon chất lượng nhất.

Chưng cất rượu bằng nồi điện rất đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị men rượu gạo rồi cho vào nồi. Tiếp theo, cấp nước vào ngăn giữa, đậy chặt nắp, khóa kỹ nồi và bắt đầu bật nguồn điện. Điều chỉnh công suất nấu phù hợp để nồi tự động chưng cất rượu. Cơm rượu khi đạt đến nhiệt độ nhất định sẽ bay hơi lên phía trên và ngưng tụ lại và được dẫn đến hệ thống giàn lạnh để làm lạnh. Từ đó sẽ thu được rượu thành phẩm nguyên chất.

Bước 4: Thành phẩm cho cách nấu rượu gạo truyền thống

Rượu gạo nguyên chất sau khi chưng cất cần được lọc qua thiết bị lọc để lấy được độ trong và loại bỏ các độc tố sinh ra trong quá trình nấu. Có thể sử dụng thiết bị lọc thủ công từ cát, than hoặc bông lọc, bình lọc nước để lọc rượu. Tuy nhiên cách an toàn nhất giúp cân bằng các chỉ số độc hại trong rượu là lọc qua máy lọc rượu.

Rượu sau khi lọc sẽ được bảo quản trong chai, lọ, chum, vại, để càng lâu càng ngon. Cách bảo quản rượu tốt nhất là để trong hộp kín khí, tốt nhất là đồ sứ, sau đó là thủy tinh, để nơi ít ánh sáng. Những người sành rượu thường xây dựng một phòng rượu riêng áp dụng những quy tắc bảo quản rượu nghiêm ngặt để giữ cho rượu luôn ngon nhất.

Hướng dẫn cách nấu rượu gạo truyền thống thơm ngon đúng chuẩn; công thức nấu ăn; phương pháp làm
Rượu ngâm ủ hay hạ thổ lâu ngày khiến nồng độ giảm một cách thụ động sẽ làm cho rượu gạo ngon và êm hơn.

Trên đây là cách nấu rượu gạo truyền thống thơm ngon đúng chuẩn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc cho ra lò những mẻ rượu thơm ngon.

Xem thêm: