Cách nấu ngó sen rất dễ bị thâm đen trong quá trình chế biến nếu không xử lý đúng cách. Ngó sen đen sẽ khiến món ăn nhìn không mắt mắt và giảm độ ngon.

Hướng dẫn làm ngó sen không bị đen

  • Ngó sen khi mua về thì đem tước sạch bỏ vỏ, cắt khúc rồi chẻ mỏng. Để ngâm ngó sen được trắng là cho ngó sen vào bát nước đá lạnh pha loãng với một chút muối và chanh giúp làm sạch. Có thể thay nước muối chanh bằng hỗn hợp nước giấm và phèn chua.
  • Nước đá lạnh giúp ngó sen giòn, cứng và trắng đẹp. Lưu ý là không ngâm qua nước muối loãng vì nếu như lượng muối không phù hợp có thể sẽ khiến ngó sen bị mềm, mất vị giòn.
  • Sau khi rửa sạch ngó sen; cách để bảo quản ngó sen được tươi là tiếp tục ngâm vào bát nước đá lạnh cho đến khi dùng. Tránh để ở nhiệt độ phòng vì phần ngoài của ngó sen dễ bị thâm.

Cách nấu ngó sen tôm thịt

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Tôm sú: 200g
  • Thịt ba chỉ: 150g
  • Ngó sen: 500g
  • Cà rốt: 200g
  • Hành tây: 200g
  • Tỏi: 100g
  • Ớt hiểm: 200g
  • Cần tàu: 100g
  • Đậu phộng: 100g
  • Chanh: 250g
  • Ngò rí: 50g
  • Rau răm: 100g
  • Gia vị: Nước mắm, nước cốt chanh, muối, đường, bột ngọt, tương ớt…
Cách nấu ngò sen với xương; được nhiều người ưa chuộng vì chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Ngó sen giòn, có màu trắng sữa, khi sờ vào thấy có cảm giác mát lạnh. Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen.

Các bước thực hiện

  • Rửa sạch ngó sen, cắt khúc sau đó xắt mỏng, ngâm vào âu nước đá lạnh có pha chút chanh và muối khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Tôm sú đem rửa sạch, dùng kéo cắt dọc phần sống lưng để rút chỉ đen. Luộc tôm qua nước sôi; sau đó cho vào tô nước lạnh trong khoảng 1 phút rồi vớt ra, để ráo và bóc vỏ tôm.
  • Thịt ba chỉ mua về mang rửa sạch, cho vào nồi nước sôi có rắc chút muối, luộc chín rồi vớt ra để nguội, cắt thành từng lát mỏng vừa ăn.
  • Hành tây và cà rốt nhặt vỏ rửa sạch, thái nhỏ thành sợi.
  • Rửa sạch cần tàu, cắt từng khúc vừa ăn. Rau răm nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cho đậu phộng vào chảo, thêm một chút muối; rang đến khi đậu phộng có mùi thơm thì đem bóc vỏ.
Cách xào ngó sen; có thể được ăn quanh năm nhưng vào mùa thu; có hương vị giòn ngon đặc biệt.
Ngó sen có thể ăn sống, trộn gỏi hoặc chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như chè ngó sen, ngó sen hầm lẩu, thịt bò xào ngó sen…

Cách pha nước mắm chấm chua ngọt trộn gỏi

Đặt chảo lên bếp, rồi cho nước mắm, chút muối, bột ngọt và đường vào chảo đảo đều. Nấu cho đến khi các gia vị tan thành hỗn hợp đặc sệt thì có thể tắt bếp đổ ra bát, hoà thêm hỗn hợp với chút nước cốt chanh va tương ớt nữa là xong.

Trộn gỏi ngó sen tôm thịt

  • Cho thịt ba chỉ, tôm sú, cà rốt, hành tây, ngó sen, cần tàu và rau răm vào một bát to sạch. Đổ hỗn hợp nước mắm đã pha vào bát. Trộn đều và để khoảng 5 – 10 phút cho nước mắm thấm đều vào các nguyên liệu.
  • Cho gỏi ngó sen xếp ra đĩa, rồi lấy tôm thịt để lên trên, rắc chút đậu phộng rang và trang trí với ít rau mùi là đã hoàn thành món gỏi ngon giòn rụm rồi.
 Với phụ nữ sau sinh, ngó sen có tác dụng an thần, ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh; nấu gì ngon;
Theo Đông y, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bảo vệ gan khỏe mạnh (ảnh: eva.vn).

Món gỏi ngó sen chân gà

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 4 – 5 chân gà
  • 150g ngó sen
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ gừng
  • Gia vị nấu: Nước mắm, ớt, đường, chanh, giấm, tỏi…
  • Rau răm, rau thơm.
Chân gà giúp giảm nguy cơ gãy xương; Món ăn từ ngó sen; hỗ trợ chữa lành chấn thương; dinh dưỡng;
Ngó sen chứa đến 44mg vitamin C cùng nhiều khoáng chất, vitamin A, B, C giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, ngăn ngừa tình trạng da thô ráp và làm da mịn màng, trắng hồng tự nhiên.

Các bước thực hiện

  • Sơ chế nguyên liệu: Sau khi mua chân gà về thì bóp với gừng và muối cho sạch, rồi rửa nhiều lần với nước cho đến khi hết mùi hôi. Cho chân gà vào luộc để sôi khoảng 10 phút, chú ý mở vung khi đun và không nên luộc lâu quá.
  • Sau khi chân gà chín, đem ngâm chân gà vào chậu nước lạnh có pha loãng với giấm. Tiếp đến là dùng dao rạch một đường dọc theo chân gà, dùng mũi dao gạt lớp da để loại bỏ xương và giữ lại gân.
  • Rửa sạch ngó sen, rồi xé sợi sau đó ngâm vào âu nước đá lạnh có pha loãng với chút chanh và muối khoảng 15 phút. Và rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
  • Gọt vỏ cà rốt sau đó rửa sạch và bào thành những sợi mỏng. Trộn vào hỗn hợp cà rốt ½ thìa muối, một chút dấm, đường.
  • Rau răm và rau thơm nhặt bỏ phần lá hư, rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cạo vỏ gừng, rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Ớt rửa sạch, bỏ hạt đi và giã nhuyễn.
Canh chua; cải thiện hệ tiêu hóa; hệ miễn dịch; ngâm sả tắc; chua ngọt; sơ chế; sạch sẽ; dạy nấu;
Chân gà không chỉ cung cấp collagen nuôi dưỡng da mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của xương.

Cách pha nước mắm chấm chua ngọt trộn gỏi

Nước chấm được pha theo tỷ lệ như sau: hòa tan 2 thìa nước mắm cùng với 2 thìa canh nước lọc, thêm 2 thìa nước cốt chanh và 1 thìa đường. Khuấy đều cho đến khi đường tan hết thì cho tỏi, ớt băm vào bát nước mắm.

Trộn gỏi ngó sen chân gà

Trộn cà rốt và ngó sen vào tô chân gà đã rút xương, rồi đổ nước mắm trộn gỏi vào, trộn đều cho các nguyên liệu ngấm gia vị. Cuối cùng, rắc rau thơm và rau răm lên trên và thêm chút nước cốt chanh để món nộm có vị chua thanh lạ miệng. Gắp gỏi ra đĩa và thưởng thức.

2 cách nấu ngó sen ngon bổ dưỡng lại không bị thâm đen; đậm đà khó cưỡng; đơn giản tại nhà;
Thường xuyên ăn ngó sen giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, bổ máu, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể.

Vậy là đã có ngay bí quyết cách nấu ngó sen không bị đen thâm hiệu quả rồi. Lưu công thức vào để thực đơn hàng ngày của gia đình thêm phong phú nhé!