Cháo cá chép là món ăn dễ làm và bổ dưỡng, đặc biệt là cho các mẹ bầu. Cùng vào bếp thực hiện cách nấu cháo cá chép cho bà bầu nhé.

Thịt cá chép có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: chất đạm, chất béo, phốt pho, các loại vitamin (A, E, K, B1, B3, B5, B6, B9, B12) tốt cho quá trình tạo máu, Lysine, Sắt, Kẽm, Kali, Magie, Selen,…hỗ trợ xây dựng hệ thần kinh và não bộ được khỏe hơn và hạn chế các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Theo Đông y, cá chép còn có tính bình, có tác dụng thông sữa, an thai, trị chứng suy nhược sau sinh nên rất tốt cho sản phụ và sau khi sinh. Ngoài ra loại cá này còn có tác dụng tốt đối với người già, có thể giảm phù nề, tăng cường sức khỏe cho người già yếu, kém ăn.

Nấu cháo cá chép cho bà bầu

Nguyên liệu nấu món cháo cá chép cho bà bầu đơn giản

  • 1 con cá chép khoảng 500gram
  • 100gram nấm rơm
  • 1/2 chén gạo tẻ
  • 1 nắm gạo nếp
  • Gia vị: nước mắm, muối, tiêu
  • Hành lá
  • Giấm ăn hoặc rượu để sơ chế cá chép.
Nguyên liệu nấu món cháo cá chép cho bà bầu đơn giản
Trong cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tối đa sức khỏe cho thai phụ trong thời kỳ bầu cũng như sau khi sinh (ảnh: Thanh Nhã).

Cách mua cá chép tươi ngon, an toàn

  • Nên chọn những con cá chép có mình dày, nhìn đều từ đầu đến đuôi. Bên cạnh đó, nên chọn mua những loại cá chép sông có thân dài, khi ăn sẽ ngon hơn.
  • Cá chép tươi sẽ có vẩy đều, sáng, không xuất hiện vết thâm hoặc trông quá sơ xác.
  • Tránh mua những loại cá có phần bụng phình to, có mùi khó chịu vì có thể có nhiều mỡ hoặc trứng cá, khi ăn sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.
Cách mua cá chép tươi ngon, an toàn
Cá chép vốn là giống cá nước ngọt nên rất lành tính, thịt cá ngọt, thơm, giàu dinh dưỡng (ảnh chụp màn hình: hellobacsi.com).

Thực hiện cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bổ dưỡng

Bước 1: Sơ chế cá chép

Khi mua cá chép thì nhờ người bán mổ bỏ ruột, đánh vảy, cạo sạch lớp nhớt bên ngoài và lớp màng đen trong bụng cá chép. Sau khi mang về thì rửa qua với giấm hoặc rượu để cá sạch và giảm mùi tanh.

Sơ chế cá chép
 Khi mổ cá chép cần loại bỏ cả mang cá và cạo sạch màng đen bên trong bụng cá; đồng thời làm sạch máu thừa để cá bớt tanh.

Bước 2: Sơ chế nấm rơm

Nấm rơm rửa rồi cắt bỏ chân nấm sau đó cắt làm đôi.

Bước 3: Luộc cá chép

Nấu sôi một nồi nước rồi cho gừng đập dập vào. Sau đó, cho tiếp cá chép vào luộc chín rồi vớt ra lọc lấy phần thịt cá. Tiếp tục, ướp cá với chút nước mắm và chút tiêu.

Luộc cá chép
Trong 100g cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol.

Bước 4: Xào cá chép và nấm rơm

Đặt chảo lên bếp sau đó cho một chút dầu vào phi thơm hành rồi cho thịt cá và nấm rơm vào xào đến khi thịt cá săn lại thì tắt lửa. Lưu ý nhẹ tay để tránh thịt cá bị nát.

Xào cá chép và nấm rơm
Trong 100gram nấm rơm có chứa 22-31 calories (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

Bước 5: Rang gạo để nấu cháo cá chép

  • Rang gạo sơ qua chảo trước khi nấu cháo để cháo được thơm hơn. Tiếp tục, cho gạo vào nồi nấu như cách nấu cháo thông thường. Tùy theo sở thích ăn cháo đặc hay loãng mà cho nước nhiều hay ít.
  • Cho phần thịt cá chép và nấm rơm đã xào ở trên vào nồi cháo, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt lửa là xong.
ang gạo để nấu cháo cá chép
Vào buổi tối trước khi đi ngủ bà bầu có thể ăn 1 chén cháo, giúp ấm bụng và ngủ ngon hơn. Những chất dinh dưỡng từ cá chép sẽ được cơ thể hấp thụ trọn vẹn trong lúc đang ngủ (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).

Thành phẩm món cháo cá chép cho bà bầu không bị tanh

Khi ăn thì rắc thêm hành phi và chút tiêu cho có mùi thơm hơn. Món cháo cá chép rất bổ dưỡng nhưng bà bầu chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần. Bên cạnh đó, phải bổ sung nhiều thực phẩm khác thì sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu thơm ngon giúp an thai, tẩm bổ tại nhà
Cháo cá chép ngọt thanh là món ăn an thai cực tốt cho mẹ và bé (ảnh chụp màn hình: cakho.vn).

Bà bầu có ăn được cháo cá chép không?

  • Cá chép được coi là một trong những thực phẩm có nhiều lợi ích cho các mẹ bầu. Và còn là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận.
  • Cá chép chứa nhiều chất béo, chất đạm, axit amin…Những chất dinh dưỡng này đều tốt cho sự phát triển của thai nhi, hỗ trợ hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, đây là thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn ăn uống trong giai đoạn đang mang thai. Thành phần dinh dưỡng trong cá chép không những tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp bé phát triển trí não.

Video hướng dẫn cách nấu cháo cá chép đậu xanh không tanh cho bé ăn dặm 8-10 tháng 1-2 tuổi (Nguồn: Bếp Mẹ Bông).

Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn cháo cá chép

  • Chọn cá chép còn sống, tươi, tránh mua cá chép chết. Nếu có thể thì nên mua cá chép sông sẽ tốt hơn. Tránh sử dụng cá chép đông lạnh vì lúc này thịt cá không còn ngon, hàm lượng dinh dưỡng cũng ít hơn.
  • Cá chép để nấu cháo nên chọn loại to một chút, tối thiểu từ 500gram trở lên. Nếu ăn nhiều có thể chọn con trên 1kg vì cá lớn nhiều thịt, ít xương, ngọt thịt.
  • Tốt nhất nên ăn cháo khi còn ấm nóng không những không bị tanh mà còn bổ dưỡng. Các mẹ bầu không nên ăn khi cháo nguội sẽ dễ gây đau bụng, tốt nhất nên hâm nóng lại trước khi ăn.
  • Mẹ bầu nên dùng cháo cá chép trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là thời điểm bé đang hình thành những cơ quan trong cơ thể, việc bổ sung thêm món cháo cá chép sẽ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho bé và hỗ trợ an thai.
  • Khi dùng cháo cá chép thì nên dùng vào bữa sáng. Vì đây là lúc bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài bữa sáng, mẹ bầu cũng có thể ăn xen kẽ giữa 2 bữa chính và bữa tối trước khi đi ngủ.

Trên đây là cách nấu cháo cá chép cho bà bầu bổ dưỡng. Mẹ bầu ăn cháo cá chép thường xuyên còn giúp con sinh ra thông minh, môi đỏ và da trắng hơn.

Xem thêm:

Từ Khóa: