Chân giò hầm thuốc bắc không chỉ là món ăn thông thường mà còn là vị thuốc bồi bổ sức khỏe. Cùng vào bếp thực hiện cách nấu chân giò hầm thuốc bắc này nhé!

Nguyên liệu làm món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon

  •  Chân giò heo 1 cái(1kg)
  •  Thuốc Bắc 1 gói
  •  Nấm hương 100 gram
  •  Cà rốt 1 củ
  •  Dừa xiêm 1 trái.
nguyên liệu làm chân giò hầm thuốc bắc, quảng đông, ngải cứu, hà nồi, xì dầu, hạt sen, tác dụng.
Một số vị thuốc bắc có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như linh chi, nhân sâm, tam thất,… rất được người dùng ưa chuộng.

Cách chọn mua chân giò tươi ngon

  • Tùy theo sở thích và tính chất món ăn mà có thể mua phần chân giò trước hay sau. Phần chân trước mềm và ngọt hơn nhưng sẽ ít thịt hơn. Chân giò heo sau có nhiều thịt hơn nhưng cũng nhiều mỡ và thịt cứng hơn.
  • Nên mua chân giò có màu hồng tươi, săn chắc, độ đàn hồi cao, thịt khô, không có mùi hôi.
  • Không mua loại chân giò có màu bất thường như bầm đen, tím xanh, có mùi hôi hoặc chảy dịch lạ.

Mẹo mua thuốc bắc chất lượng

  • Loại thuốc bắc để nấu chân giò nên mua loại đóng gói sẵn tại những cửa hàng tạp hóa, siêu thị, …
  • Nhưng để mua được thuốc bắc chất lượng tốt nhất; thì nên đến các cửa hàng thuốc đông y và lựa chọn theo sở thích của mình một số loại như táo tàu, táo đỏ, ý dĩ, hoài sơn, kỷ tử…

Tiến hành thực hiện cách nấu chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng

Bước 1: Sơ chế chân giò

  • Chân giò sau khi mua về cạo lông và rửa với nước muối pha loãng. Làm phần móng cẩn thận để chúng tránh bị mùi hôi. Nếu có thời gian có thể nướng phần móng giò.
cách sơ chế thịt heo để tủ lạnh, bảo quản trong tủ, trước khi cho vào, đã luộc, sống khi không có.
Trong một cái chân giò heo có chứa 235 calo. Trong đó, nước chiếm 69.6g, chất béo chiếm 18.6g và đạm là 15.7g (ảnh: Thanh Nhã).
  • Sau khi rửa sạch, sử dụng dao chặt móng giò thành những miếng vừa ăn; chỉ nên chặt phần móng và để lại phần bắp thịt giò heo.
  • Sau khi chặt, thì cho cả móng và thịt vào chần qua nước sôi khoảng 1 phút để loại bỏ chất bẩn và mùi hôi. Sau đó, rửa lại chân giò bằng nước sạch một lần nữa và để ráo nước.
  • Tiếp theo; cho chân giò vào ướp cùng hạt nêm; nước mắm và một ít dầu ăn trong khoảng 15 – 20 phút cho thấm gia vị.

Bước 2: Chuẩn bị phần thuốc bắc và những loại rau củ

  • Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch và cắt từng miếng vừa ăn.
  • Nấm hương: Ngâm nấm cho nở, sau đó cắt chân rồi rửa sạch. Sau khi rửa, thì vớt nấm ra để ráo nước.
  • Bài thuốc Đông y: Rửa sạch với nước để loại bỏ chất bẩn, sau đó cũng vớt ra để ráo.
thuốc bắc ăn được ngủ được, thảo dược có hại không, cho bé, người lớn, tàu an, gì để ăn, uống.
Nấm đông cô là một tên gọi khác của nấm hương và chúng có tên khoa học là Lentinula edodes hay Agaricus edodes.

Bước 3: Hầm chân giò heo với thuốc bắc

  • Đầu tiên, cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào nồi hầm. Nếu có một cái nồi bằng đất thì sẽ phù hợp hơn; nếu không có thì có thể cho vào nồi bình thường để nấu cũng được.
  • Sau khi cho thuốc bắc vào, thì cho thêm nước dừa xiêm và tầm 150ml nước lọc rồi nấu sôi.
  • Khi nước sôi và bắt đầu ngả sang màu nâu đỏ thì cho chân giò vào và bắt đầu hầm.
hầm chân giò bằng nồi áp suất bao lâu, thời gian, đậu đen, có tốt không, xương, điện, bao lâu.
Thuốc bắc có năm vị chính đó là ngọt, cay, mặn, đắng, chua với các hoạt tính khác nhau như mát, lạnh, nhiệt, ấm, bình nên tác dụng rất tốt cho người sử dụng đặc biệt trong việc bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị chữa một số bệnh khác nhau (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).
  • Vặn nhỏ lửa liên tục như vậy cho đến khi chân giò chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Tiếp theo; cho hết nấm hương và cà rốt vào nấu chung cho đến khi hai phần nấm và cà rốt chín thì tắt lửa là hoàn thành.

Thành phẩm món ăn

Món chân giò hầm thuốc bắc là một trong những món canh bổ dưỡng, thích hợp dùng trong bữa cơm hàng ngày; nhất là những trường hợp cơ thể ốm đau, suy nhược. Do đó, có thể áp dụng công thức này để chế biến món ăn từ một đến hai lần mỗi tháng.

Cách nấu chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng chỉ với 3 bước nhanh chóng, đơn giản, tốt cho sức khỏe.
Thịt chân giò sẽ bao gồm phần thịt, mỡ và da. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g thịt chân giò có chứa khoảng 243 calo (ảnh chụp màn hình: digifood.vn).


Món chân giò hầm thuốc bắc sau khi hoàn thành có hương vị đặc trưng của thuốc bắc nhưng không có mùi vị quá nồng. Thịt giò chín mềm; không nát hay bở quá nhiều và hòa quyện đầy đủ hương vị của các nguyên liệu.

Với những bước đơn giản trên đây có thể hoàn thành cách nấu chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng rồi. Cùng chế biến bổ sung thực đơn cho cả nhà thưởng thức nhé!