Cà ri chà là món ăn truyền thống có hương vị thơm ngon và đẹp mắt. Cùng Mucwomen thực hiện cách nấu cà ri chà cho cả nhà thưởng thức nhé!

Người dân địa phương thường gọi người Chăm là Chà Va (đọc theo từ chữ Java) nên món cà ri của người Chăm được gọi là cà ri Chà. Người Chăm dùng rất nhiều gia vị và hương liệu trong khi nấu, đặc biệt là bột cà ri và lá dứa (hay còn gọi là lá cà ri tươi), hành tím, tỏi… là những gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị đó. Trong những món ăn của người Chăm, thành phần không thể thiếu đó chính là nước cốt dừa. Nước cốt dừa được nấu rất đặc để “làm mặt” để phủ lên sau khi nấu cà ri. Đầu bếp không những dùng nhiều ớt trái nấu với nguyên liệu mà còn bỏ thêm ớt khô.

Để có một nồi cà ri ngon, ngay từ khâu chuẩn bị, nguyên liệu đã được người dân lựa chọn kỹ càng, tỉ mỉ. Ngoài ra, điều quan trọng nhất vẫn là sự “khéo léo” của người phụ nữ Chăm trong cách trộn nguyên liệu, béo nhưng không ngán, cay những vẫn ngon. Nếu muốn đãi khách những món ăn này, chủ nhà phải chuẩn bị và nấu từ hôm trước. Nguyên liệu chính để chế biến 3 món ăn trên là những nguyên liệu như: Thịt bò, gà, dê, cá; bột cà ri đặc trưng và lá cà ri.

Nguyên liệu làm món cà ri chà

  • 1 con gà mái: 2 kg
  • 2 gói bột cà ri
  • 1 hủ cà ri chà
  • 50gram hạt màu điều
  • Quế
  • Đinh hương
  • Lá thơm
  • 500gram khoai tây củ nhỏ
  • 1 củ tỏi
  • 100gram hành tím
  • 1 hộp sữa
  • 1 trái dừa khô
  • Gia vị thông dụng: dầu ăn, đường, muối, tiêu, bột ngọt.
nguyên liệu làm món cà ri gà, đơn giản nhất, nước dừa tươi, ăn với cơm, không cần bột, sữa đặc.
Ông Chà Và là thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam với các loại gia vị truyền thống, đậm mùi như gia vị cà ri, bò kho. Bột cà ri Ông Chà Và gói 20g là loại gia vị dạng bột, giúp món cà ri chế biến nhanh chóng hơn, mang đến hương vị đậm đà hơn.

Thực hiện cách nấu cà ri chà của người Chăm

Bước 1: Sơ chế gà và các nguyên liệu

  • Làm sạch gà, chặt thành những miếng vuông cạnh 4 cm.
  • Hành tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ.
  • Cho hành tỏi đã băm cùng muối, đường, tiêu, bột ngọt vào gà đã rủa sạch rồi ướp 30 phút.
  • Thêm bột cà ri và cà ri chà, trộn đều và ướp thêm 30 phút nữa.
  • Gọt vỏ khoai tây rồi chiên vàng
  • Dừa nạo cho thêm nước vào và vắt lấy nước cốt đầu và 3 chén nước dảo.
  • Quế, đinh hương, hạt điều nghiền hoặc giã thật nhỏ.
sơ chế gà sạch, các bước, cách rửa, hướng dẫn số, nguyên còn, vịt, đông lạnh, khử mùi, ức, luộc.
Trước khi chế biến, hoà giấm và muối theo tỉ lệ: 2 muối 1 giấm rồi thoa khắp mình gà, chà sát nhiều lần sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch, như thế thì gà sẽ không còn hôi khi chế biến nữa (ảnh: Thanh Nhã).

Bước 2: Nấu cà ri

  • Đặt chảo lên bếp vặn lửa lớn và cho nhiều dầu vào chảo, khi chảo thật nóng thì cho bột quế đã giã nhỏ cùng với lá thơm vào.
  • Sau đó cho thịt gà vào chiên cho đến khi hơi vàng và khi thịt săn lại thì múc thịt ra.
  • Cho thịt vào nồi cùng với 3 chén nước dảo, đậy nắp vung lại và nấu cho đến khi thịt gà chín mềm.
  • Thêm khoai tây vào cùng và nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
  • Cuối cùng, cho nước cốt dừa vào đun sôi trở lại thì tắt lửa, cho tiếp sữa vào.
cà ri chà ấn độ, cơm, gia vị, bột, cay, dê, cách nấu, mon ngon viet, phục hồi sức khỏe, thực đơn.
Nên chọn mua gà có phần thịt đỏ hồng tự nhiên bên trong, khi ấn vào thấy thịt có độ đàn hồi tốt.

Hoàn thành và thành phẩm món cà ri chà

Múc cà ri ra một cái tô, cắt chéo bánh mì rồi bày ra đĩa. Làm thêm một chén muối tiêu chanh. Có thể ăn kèm cùng cơm nóng hoặc bún đều rất ngon.

Món cà ri chà có mùi thơm đặc trưng và màu vàng đẹp mắt, hấp dẫn. Thịt gà được chế biến thấm gia vị, mềm ngọt, nước cốt dừa béo thơm tạo nên món ăn ngon, lạ miệng.

Cách nấu cà ri chà đậm đà, chuẩn vị người Chăm, tiết kiệm cho 1, 2 người,ngày tết, lễ, giỗ.
 Hương vị cay cay kết hợp giữa khoai, thịt gà mềm được tẩm ướp kỹ hòa quyện đều trong nước súp sánh ngọt khiến món cà ri chà rất hấp dẫn (ảnh chụp màn hình: nguoidothi.net.vn).

Trên đây là cách nấu cà ri chà thơm ngon, đậm vị lạ miệng. Cùng chế biến đổi khẩu vị cho gia đình thưởng thức nhé!