Cách nấu bún măng vịt hấp dẫn với sự kết hợp giữa thịt vịt dai ngon, măng mềm và thanh ngọt của nước dùng. Cùng vào bếp thực hiện món bún này nhé!

Các món ăn với nguyên liệu chính là thịt vịt đều nhận được rất nhiều sự yêu thích của người dùng. Nếu đã từng biết tới vịt om sấu, vịt quay, nướng… thì nên thử món bún măng vịt để cảm nhận hương vị khác lạ. Nước dùng đậm đà, mang hương vị dân dã, mộc mạc được nấu từ thịt vịt và măng (có thể sử dụng măng tươi hoặc măng khô) kết hợp với bún rất thơm ngon, lạ miệng.
Đặc biệt, mỗi miếng thịt vịt béo ngậy chấm với nước mắm rất dậm đà. Nhưng để ngon thì cần khử mùi tanh của vịt rồi mới kết hợp với các loại gia vị khác.

Nguyên liệu cho cách nấu bún măng vịt

  • Vịt 1/2 con (700gram)
  • Măng tươi 250 gram
  • Nấm rơm 500 gram
  • Tiết vịt 100 gram
  • Bún tươi 1 kg
  • Rượu trắng 100 ml
  • Gừng 2 nhánh
  • Hành tím 4 củ
  • Tỏi 1 củ
  • Hành lá 2 nhánh
  • Rau mùi 10 gram
  • Rau răm 10 gram
  • Ớt 2 trái
  • Rau ăn kèm: rau quế, rau muống, bắp chuối bào
  • Gia vị thông dụng: đường, tiêu, hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn.
nguyên liệu nấu bún măng vịt, tươi, khô, miến tây, miền trung, rau ăn, gà, nước lèo, chả cá.
Theo kết quả nghiên cứu thì trong 100g nấm rơm chỉ chứa 32 calo (ảnh: Thanh Nhã).

Cách mua măng tươi ngon

  • Đối với măng tươi còn vỏ, thì nên chọn măng có hình thẳng, màu tươi, không có đốm trên bề mặt, không bị héo.
  • Với măng đã luộc sẵn, thì nên chọn loại có da mỏng, giòn, không nên chọn những loại quá trắng, có màu vàng nâu, có đường vân.
  • Các ngọn măng nhỏ thường dày và thơm hơn măng to.

Thực hiện cách nấu bún măng vịt đậm đà hương vị

Bước 1: Sơ chế thịt vịt

  • Vịt mua về rửa sạch với nước. Tiếp theo, xát muối lên cả mặt trong và mặt ngoài của vịt. Sau đó, sử dụng gừng giã nhỏ và rượu trắng xát đều lên mình vịt vài phút rồi rửa lại thật sạch.
  • Thịt vịt chặt miếng vừa ăn, sau đó để ráo.
cách sơ chế vịt không bị hôi, hướng dẫn khử mùi, bằng rượu, rửa, lông, kho thịt, làm sao để.
 Dùng muối, rượu trắng và gừng đập dập chà xát thật đều lên mình vịt trong vài phút; sau đó rửa sạch với nước để khử mùi tanh của vịt.

Bước 2: Ướp thịt vịt

  • Cắt 1 củ gừng thành sợi.
  • Trộn đều thịt vịt với gừng cắt sợi, 1/2 lượng tỏi băm, hành tím băm, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa tiêu.
  • Ướp tầm 15 – 30 phút cho vịt thấm đều gia vị.

Bước 3: Nấu măng

Măng tươi rửa sạch rồi luộc sơ qua với nước và chút muối. Khoảng 30 phút sau, thì vớt măng ra, rửa sạch qua nước mát, cắt măng thành những miếng nhỏ vừa ăn.

luộc măng bao lâu, bao nhiêu phút là chín, bảo quản, tươi chưa, xử lý, rồi, quy trình chế biến.
Về mặt năng lượng thì 100 gram măng chứa khoảng 19 calo với 92 gram nước, 1,7 gram protid, 1,7 gram glucid, 4,1 g là chất xơ.

Bước 4: Sơ chế nguyên liệu khác

  • Nấm rơm đem gọt sạch chất bẩn ở chân nấm, ngâm nấm trong nước muối loãng tầm 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Nấm nhỏ thì để nguyên, còn lớn thì cắt đôi rồi để ráo nước.
  • Nấu sôi một nồi nước rồi cho tiết vịt vào luộc chín. Sau đó, vớt ra và cắt miếng vừa ăn.
  • Đun sôi 1 nồi nước khác rồi cho bún vào trụng sơ qua tầm 1 phút, đổ bún ra rổ rồi để ráo.
  • Hành lá nhặt rễ, rửa sạch. Rau răm lặt bỏ cọng cứng rồi rửa sạch với nước.
  • Những loại rau ăn kèm lặt sạch, sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng.
sơ chế nấm rơm tươi, để được lâu, làm món gì ngon, canh gì, bào ngư, gọt, bảo quản, muối, khô.
Tiết vịt không chỉ có chất sắt mà còn có protein và các loại vitamin. Những chất này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch; tăng cường sức đề kháng.

Bước 5: Xào măng

Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi cho hành băm vào phi cho thơm. Sau đó, cho măng vào xào cùng. Khi măng bắt đầu mềm thì cho 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê muối vào xào thêm tầm 2 phút nữa cho măng thấm gia vị.

Bước 6: Xào thịt vịt và nấu nước dùng

  • Cho vào nồi 2 thìa dầu ăn đun nóng, sau đó đổ thịt vịt vào đảo cho đến khi thịt vịt săn lại. Cho thêm 2 lít nước vào nồi thịt vịt đã xào rồi khuấy đều.
  • Vặn lửa to đun đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa hầm trong 30 phút cho đến khi vịt chín mềm. Lúc này, cho nấm rơm, huyết, măng vào đun sôi trở lại, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt lửa là hoàn thành.
nấm rơm có độc không, tác hại của, đã nở, bị đắng, nên ăn, lợi ích của, gì ngon, những ai, ngộ.
Thịt vịt có chứa hàm lượng cao các axit amin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hằng ngày (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).

Bước 7: Làm phần nước chấm

Cho nốt phần tỏi băm còn lại, ớt, 1 thìa đường và phần gừng còn lại vào cối giã nhuyễn. Sau đó, cho vào chén, thêm 1 thìa nước mắm và một thìa nước cốt chanh rồi khuấy đều là xong phần nước chấm.

Thành phẩm cho cách nấu bún măng vịt

Cho bún vào tô, xếp thịt vịt lên trên bún, sau đó chan nước dùng cùng tiết vịt và măng vào. Cho thêm hành lá, rau mùi, ớt thái nhỏ lên trên cùng. Khi thưởng thức bún măng vịt, thì ăn kèm cùng với rau sống đã chuẩn bị và nước mắm gừng.

Cách nấu bún măng vịt mềm ngon, đậm đà cho gia đình, dễ làm, thực hiện, trong tuần, ngon rẻ.
Có thể ước tính trong 1 bát bún măng vịt có chứa khoảng 600 calo. Trong đó, 150g bún tươi chứa 165 calo (ảnh chụp màn hình: vnexpress.net).

Trên đây là cách nấu bún măng vịt với hương vị đậm đà, hấp dẫn. Cùng chế biến, đổi khẩu vị cho gia đình mình món bún này nhé.