Chế độ, thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, căng thẳng… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
- 5 thói quen gây hại thính giác mà nhiều người đang mắc phải mỗi ngày
- 6 thói quen xấu khiến hệ miễn dịch suy yếu, dẫn đến đau ốm lâu khỏi
- Những thói quen khi ăn cơm gây hại cho sức khỏe, cần lưu ý
Có tới 40% người chúng ta đều đang gặp phải các vấn đề đường tiêu hóa thông thường hằng ngày. Nếu không chú ý đến chế độ ăn uống và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, thì sẽ có nguy cơ mắc những bệnh đường tiêu hóa.
Xem nhanh
5 thói quen có thể gây một số bệnh về đường tiêu hóa
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
- Chế độ ăn uống không khoa học như sử dụng nhiều đồ ăn có tính axit, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ hộp, đồ ăn nhiều muối… là một trong những nguyên nhân gây nên những bệnh về đường tiêu hóa.
- Dùng thực phẩm nhiễm khuẩn do nấu chưa chín kỹ, nhiễm hóa chất độc hại hay bảo quản trong điều kiện kém cũng là một trong những cách đưa vi khuẩn vào đường ruột, khiến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra những bệnh về đường tiêu hóa.
- Ăn uống không lành mạnh cũng làm cho nồng độ pH trong máu có tính axit. Khi đó, những tế bào khỏe mạnh sẽ bị ảnh hưởng trong môi trường này; tạo cơ hội cho những tế bào bị bệnh phát triển lên.
2. Chế độ ăn uống không điều độ
- Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu không tập trung vào việc ăn uống (vừa ăn vừa xem tivi, vừa làm việc, chơi điện thoại…) dẫn đến ăn vội vàng, không nhai kỹ, từ đó gây áp lực lên dạ dày, khiến men tiêu hóa tồn đọng trong khoang miệng và đường ruột tiết ra không đều. Điều này gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, về lâu dài có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng…
- Thói quen thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng hoặc để quá đói hoặc quá no cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Bởi khi đó, dạ dày sẽ làm việc quá sức, nhu động ruột co bóp chậm lại, lượng dịch tiêu hóa không đủ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng.
- Ăn khuya cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của cơ thể. Bởi sau khi ăn, cơ thể cần thời gian để tiêu hóa thức ăn. Ăn khuya khiến nhịp sinh học của những bộ phận chức năng bị rối loạn, giảm khả năng phá vỡ cấu trúc của thức ăn, khiến thức ăn khó được tiêu hóa hết.
- Ăn thức ăn khó tiêu, đồ chua hoặc nhiều dầu mỡ vào ban đêm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trào ngược axit và làm tổn thương gan. Trào ngược axit lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
3. Thức uống có cồn có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa
Rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn khác có thể gây ảnh hưởng rất xấu đến hệ tiêu hóa. Nó có thể khiến bị tiêu chảy hay thậm chí là viêm loét dạ dày.
4. Thường xuyên stress
Hệ tiêu hóa và não bộ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do vậy, căng thẳng thường xuyên sẽ sinh ra những vấn đề về tiêu hóa. Bác sĩ Thành giải thích, những chất dẫn truyền thần kinh sẽ yếu đi khi bị căng thẳng, trong đó serotonin có vai trò điều hòa và kích thích quá trình tiêu hóa. Người bệnh sẽ không muốn ăn, giảm tiết axit trong dạ dày, gây rối loạn đường ruột; từ đó gây co thắt hoặc làm nặng thêm những bệnh như viêm đại tràng co cứng, dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, ăn không tiêu…
5. Ít vận động
Thói quen ngồi làm việc liên tục, ít vận động cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón, trĩ… thường gặp ở dân văn phòng. Vận động hàng ngày tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa di chuyển các chất dinh dưỡng dọc theo cơ thể; từ đó giúp cơ thể hấp thụ các chất tốt hơn.
Hệ tiêu hóa rất nhạy cảm, không những thức ăn mà môi trường, lối sống… đều có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa.