Mộc nhĩ không chỉ là món ăn ngon mà công dụng của mộc nhĩ đối với sức khỏe và nhan sắc là vô cùng tuyệt vời.

Mộc nhĩ, hay còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, tên khoa học là Auricularia auricula. Mộc nhĩ thường mọc trên những thân cây gỗ mục, ẩm ướt, lại có hình dạng giống tai người nên được gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).

Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Còn trong y học hiện đại, mộc nhĩ chứa vitamin K, canxi, magie, vitamin E… Mộc nhĩ không chỉ là một món ăn ngon, mà nó còn bổ dưỡng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và nhan sắc.

Những công dụng của mộc nhĩ với sức khỏe và nhan sắc

Ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch

Trong mộc nhĩ chứa nhiều thành phần như lecithin, cephalin, cephalin hay plasmalogen…; đây đều là các dưỡng chất có tác dụng giảm hàm lượng cholesteron trong gan; ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.

Công dụng của mộc nhĩ chống oxy hóa

Các hợp chất thực vật có lợi này giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, có liên quan đến chứng viêm và một loạt bệnh. Hơn nữa, mộc nhĩ thường chứa chất chống oxy hóa polyphenol mạnh mẽ.

Công dụng của mộc nhĩ chống oxy hóa
Trong 100g mộc nhĩ có khoảng 293.1 Kcal, 0.2g chất béo lipid, 10.6g protein, 65g đường glucid, 5.8g tro, 185mg sắt, 375mg canxi, 201mg phốt pho và 0.03mg caroten.

Chế độ ăn nhiều polyphenol có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tim. Đặc biệt với công dụng này của mộc nhĩ, còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong của chị em phụ nữ.

Ngăn ngừa hiện tượng đông máu

Chất Polysaccharide có trong mộc nhĩ có khả năng ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian máu không đông trong ống nghiệm và cơ thể sống.

Giảm lượng cholesteron trong máu

Bên cạnh công dụng ngăn ngừa đông máu, chất Polysaccharide cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm mức độ cholesteron trong máu.

Người cao tuổi nên bổ sung mộc nhĩ vào bữa cơm hằng ngày; để giảm cholesterone trong máu, kiểm soát cân nặng, ngăn chặn bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu, ức chế tai biến, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, mộc nhĩ còn giúp lưu thông máu lên mãu, giúp duy trì trí nhớ tốt.

Bảo vệ sức khỏe tử cung của phụ nữ

Khi đi vào cơ thể, mộc nhĩ làm việc như một “chất tẩy rửa”. Nó sẽ hấp thụ một phần lớn “chất độc”, giúp loại bỏ “rác” trong cơ thể; giúp mắt sáng và bảo vệ sức khỏe tử cung của phụ nữ.

công dụng của mộc nhĩ giúp bảo vệ sức khỏe tử cung của phụ nữ
Những món ăn được chế biến từ mộc nhĩ rất có lợi cho sức khỏe và nhan sắc của phụ nữ.

Tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cân

Mộc nhĩ rất giàu cellulose và một loại collagen thực vật; hai chất này có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, chống táo bón; giúp loại bỏ và đào thải kịp thời các chất độc hại trong ruột và cơ thể. Từ đó, nó thúc đẩy giảm cân.

Công dụng của mộc nhĩ giúp làm chậm quá trình lão hóa da

Mộc nhĩ rất giàu vitamin E, K, canxi, protein, collagen thực vật, sắt…Với những thành phần này, mộc nhĩ cực kỳ tốt cho sức khỏe và dung nhan phụ nữ nhờ làm tăng khả năng hệ miễn dịch.

Công dụng của mộc nhĩ giúp làm chậm quá trình lão hóa da
Ăn nhiều mộc nhĩ sẽ giúp chị em có làn da tươi sáng, mịn màng.

Hàm lượng sắt cao trong mộc nhĩ đem lại cho phái đẹp làn da hồng hào, tươi tắn. Chất chống oxy hóa có trong mộc nhĩ làm chậm quá trình lão hóa da; các chất giải độc lại giúp da không bị mụn nhọt, mang làn da căng mướt, mịn màng.

Những lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ để không gây hại cho cơ thể

Mộc nhĩ không nên ngâm trong nước nóng, vì mộc nhĩ sẽ nở nhanh; không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh; khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước. 

Không ngâm mộc nhĩ quá lâu: mộc nhĩ không được ngâm quá 8 tiếng; nếu không các vi khuẩn sẽ sản sinh gấp nhiều lần. Để an toàn cho sức khỏe, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút; rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

Những công dụng của mộc nhĩ với sức khỏe và nhan sắc
Nên sử dụng mộc nhĩ khô (ảnh internet).

Không ăn mộc nhĩ tươi: trong mộc nhĩ tươi có chứa morpholine – một chất gây ngứa da, phù nề khi ăn. Khi được phơi khô, mộc nhĩ sẽ mất dần morpholine; vì vậy, ăn mộc nhĩ khi đã phơi khô an toàn hơn.

Người đang bị tiêu chảy vẫn không nên ăn mộc nhĩ: do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm; nên nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng… thì không nên ăn để tránh tình trạng thêm trầm trọng.

Bà bầu không nên ăn mộc nhĩ: mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng lại có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ. Vì vậy, không có lợi cho quá trình sinh trưởng của thai nhi.