Những loại rau củ có vị đắng khiến nhiều người không thích ăn, thế nhưng chúng lại chứa nhiều dinh dưỡng và là thuốc chữa bệnh rất tốt.

Trong 5 vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng, thì vị khó ăn nhất có lẽ là vị đắng? Và những loại rau củ vị đắng thường không được nhiều người ưa chuộng bởi mùi vị đặc trưng, nhất là với trẻ em.

Tuy nhiên, một số rau củ vị đắng lại rất bổ dưỡng và chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe; giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, tim mạch và tiểu đường, hỗ trợ đường ruột, mắt và gan.

Y học ngày nay xác định vị đắng rất có lợi cho sức khỏe; có thể ngăn ngừa ung thư (nhiều nghiên cứu cho thấy người hay ăn các loại rau quả đắng có tỉ lệ mắc ung thư thấp hơn); rau củ có vị đắng càng nhiều thì lợi ích với cơ thể càng lớn.

Các nhà dinh dưỡng xếp các loại rau củ có vị đắng thuộc top vô cùng hữu ích, giàu vitamin, khoáng chất; thanh nhiệt, bổ máu, giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh, kiểm soát lượng cholesterol, đường huyết; chuyển hóa chất béo, ngăn chặn tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu…

Một số loại rau củ có vị đắng giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Dưới đây là một số loại rau củ quả có vị đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, có chứa những dưỡng chất đặc biệt quan trọng với cơ thể; và là thuốc chữa nhiều bệnh cực kỳ hiệu quả.

1. Mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua; đây là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí… Vị đắng của mướp đắng do hai chất Cucurbitacin và Quinine – có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu – nên có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.

mướp đắng
Mướp đắng là loại quả khá quen thuộc với nhiều người. Ngoài việc chế biến món ăn, mướp đắng còn được sử dụng như một trong những vị thuốc có tác dụng trị liệu trong y học cổ truyền.

Mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim; giúp chống lại quá trình lão hóa, tốt cho làn da,

Ngoài ra, chất glycoside trong mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc; thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát; làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…

2. Các loại rau họ cải

Rau họ cải có nhiều loại có vị đắng bao gồm: bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải, cải xoăn, củ cải và xà lách. Những loại rau này chứa các hợp chất gọi là glucosinolate – tạo cho chúng có vị đắng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

rau họ cải
Rau họ cải rất giàu chất dinh dưỡng như carotenoid (beta-carotene, lutein, zeaxanthin), vitamin C, E, K; folate; và khoáng chất, rau họ cải là một nguồn chất xơ tốt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosinolate có thể làm chậm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. Một số dữ liệu cho thấy người ăn nhiều rau cải có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn.

Ngoài tác dụng chống ung thư tiềm ẩn; glucosinolate trong các loại rau họ cải giúp men gan xử lý chất độc hiệu quả hơn, giảm tác động tiêu cực của chúng lên cơ thể.

3. Măng tây

Giá trị dinh dưỡng có trong măng tây rất dồi dào, phong phú. Tuy có vị đắng nhưng dịu, có tính mát; có công dụng kích thích sự thèm ăn và tốt cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, măng tây còn tăng lợi tiểu, duy trì huyết áp ổn định và giảm áp lực cho hệ tim mạch. Ăn nhiều thực phẩm này vào mùa nóng sẽ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc; tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.

4. Củ nghệ

Tuy có vị đắng và mùi hơi khó chịu nhưng nghệ lại rất tốt cho sức khỏe; đặc biệt đối với hệ tiêu hóa. Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa, điển hình là hoạt chất curcumin. Curcumin giúp chống viêm, ức chế gốc tự do, chống lại nhiều loại vi khuẩn vi rút để bảo vệ cơ thể.

Công dụng bất ngờ của các loại rau củ có vị đắng với sức khỏe
Củ nghệ thường được sử dụng chủ yếu để làm gia vị trong nấu ăn. Trong nghệ có chứa curcumin, một loại chất được biết đến với nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ăn nghệ có thể ngăn ngừa và phòng chống một số căn bệnh ung thư, (ảnh istockphoto).

Nghệ thường được sử dụng như loại gia vị cho các món ăn; thế nhưng bạn cũng có thể xay hoặc nấu để uống trong ngày cũng đều rất tốt.

5. Rau bồ công anh

Nhiều người cho rằng bồ công anh chỉ là cây mọc hoang, cỏ dại. Nhưng đằng sau vẻ ngoài dân dã đó lại ẩn chứa những công dụng kỳ diệu cho sức khỏe, như: hỗ trợ điều trị tình trạng tắc tuyến vú sau sinh; thanh lọc, giải độc gan, trị mụn nhọt; ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Ở Mỹ, bồ công anh được xem là “thần dược” có nhiều công dụng; đặc biệt là điều trị ung thư vú, hay bị loét dạ dày.