Hôn nhân đổ vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở thời nay ngày càng cao?
- Sống thử trước hôn nhân – Đừng để thử một lần đắm say để hối hận cả đời
- Phụ nữ sau ly hôn: thời điểm trưởng thành thực sự
Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp vợ chồng trẻ mà nhiều cặp đôi đã chung sống nhiều năm cũng đi đến quyết định ly hôn. Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn 25%, có nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ra tòa.
Hôn nhân đổ vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân; mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở thời nay ngày càng cao?
Xem nhanh
5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ở thời nay ngày càng cao
1. Kết hôn sớm
Có thể thấy, cuộc sống hiện đại, sự đầy đủ hơn về vật chất khiến cho cuộc sống của con người ngày càng văn minh, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, những mặt trái của nó cũng là không ít. Một trong số đó là tình trạng “kết hôn sớm – ly hôn nhanh” trong giới trẻ đang ở mức đáng lo ngại.
Kết hôn ở độ tuổi còn quá trẻ, chưa có sự nghiệp hay không suy nghĩ chín chắn; là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ly hôn ngày càng nhiều. Lý do dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều phía, không chỉ riêng từ nội bộ gia đình; mà còn từ nhiều tác động ngoài xã hội.
Những người trẻ không lường trước được sau khi cưới phải đối mặt với nhiều khó khăn; từ tiền bạc cho đến các mối quan hệ họ hàng, con cái…. Họ không có kinh nghiệm, thiếu khả năng giải quyết vấn đề; thiếu tinh thần trách nhiệm nên chia tay là điều dễ hiểu.
2. Mang thai trước khi cưới
Cuộc sống hiện đại, lối sống khá cởi mở, nên chuyện quan hệ trước hôn nhân với giới trẻ ngày nay là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ thiếu kĩ năng bảo vệ bản thân; dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Điều này đã khiến họ buộc phải đám cưới chứ thực sự chưa sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân. Lúc này, cả nam và nữ đều chưa rõ ràng về hôn nhân; điều này tiềm ẩn những nguy cơ sớm tan vỡ.
3. Gia đình có tiền sử ly hôn
Theo thống kê, trẻ em có cha mẹ ly hôn sẽ có khả năng ly hôn cao hơn trong cuộc sống sau này. Do cha mẹ ly hôn, con cái sẽ mang trong mình tâm lý sẵn sàng chia tay và có nhìn lệch lạc về hôn nhân.
Theo kết quả nghiên cứu của chuyên khoa Gia đình & Người Tiêu dùng thuộc Đại học Utah (Hoa Kỳ), những cặp vợ chồng trong đó bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ trước đây đã từng ly dị; thì khả năng “lịch sử ly hôn” lặp lại là rất cao, lên đến 2 lần. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 3 lần nếu cả hai vợ chồng đều là con của những gia đình ly dị trước đây.
4. Kết hôn vội vàng
Nhiều người bị gia đình hối thúc lấy vợ/ lấy chồng khi đến tuổi kết hôn. Trong buổi gặp gỡ do người nhà sắp đặt, họ cảm thấy mình gần như không còn lựa chọn nào khác; kết hôn cho xong việc. Nhưng sau khi kết hôn, họ thấy rõ những khuyết điểm của nhau. Thời gian quen biết quá ngắn, chưa đủ sâu để đôi bên thấu hiểu nên hôn nhân sẽ dễ dàng kết thúc.
5. Sống thử trước hôn nhân
Trong thời đại cởi mở ngày nay, chuyện sống thử trước hôn nhân trong giới trẻ không phải là hiếm. Nhiều người chọn sống thử để xem xét cả hai bên có phù hợp với nhau hay không. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Yale, Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ ly hôn của các cặp đôi sống thử trước hôn nhân cao tới 80%.
Theo phân tích của các chuyên gia tình cảm, nam nữ một khi đã chung sống với nhau thì sẽ có những đòi hỏi lẫn nhau. Cả hai đều mong đối phương hoàn hảo hơn; nhưng khi cưới nhau về, nếu không đạt được mong muốn, họ sẵn sàng chia tay.
Hơn nữa trong văn hóa truyền thống Việt Nam thì việc phụ nữ sống thử; và đặc biệt nếu có bầu trước khi cưới sẽ chịu nhiều đàm tiếu và áp lực khi về làm dâu.
Với những phụ nữ tuổi đời còn trẻ, chưa có việc làm, thu nhập; thiếu kiến thức về chăm sóc nuôi dạy con, đối nhân xử thế, tổ chức cuộc sống gia đình…ngoài việc mất cơ hội tìm kiếm việc làm tốt còn bị lệ thuộc về kinh tế. Đây là nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng nên hạnh phúc gia đình sẽ khó bền vững.