Những phép lịch sự tối thiểu, nếu mỗi người đều để tâm một chút, hẳn tình cảm sẽ khăng khít, lâu bền hơn. Cuộc sống giữa mọi người với nhau cũng vì vậy mà sẽ tốt đẹp và dễ dàng hơn rất nhiều.

Tiếp thep phần 1, trong phần 2 gồm có 20 quy tắc lịch sự cơ bản sau:

  1. Luôn luôn nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” mỗi ngày. Dù “xin lỗi” hay “cảm ơn” cũng đều phải nói đúng lúc và nói vừa đủ để đối phương nghe thấy.

2. Không rung chân. Dù đứng hay ngồi cũng không rung chân.

3. Người đi vào cuối cùng nên đóng cửa.

Lịch sự là chiếc chìa khóa vàng có thể mọi khung cửa; phép lịch sự tối thiểu ai cũng nên biết; phep lich su; phép lịch sự trong giao tiếp; phép lịch sự trong ăn uống
“Lịch sự là chiếc chìa khóa vàng có thể mở mọi khung cửa” (Ảnh: Pexels.com)

4. Không để bất cứ ai một mình tự ra khỏi nhà bạn. Hãy tiễn họ đến tận cửa hoặc tận cổng (nếu nhà có khoảng sân) và nói: “Đi cẩn thận nhé!

5. Rửa tay xong không nên tùy tiện vẩy tay, để nước bắn lên người khác sẽ rất bất lịch sự.

6. Khi đưa dao hoặc vật nhọn cho người khác, nên đưa phần chuôi hướng về họ.

7. Không công khai điểm yếu của người khác.

8. Khi người khác nói chuyện với mình hãy chú ý vào người ta, đừng đảo mắt nhìn xung quanh, nhìn lên trời hoặc nhìn xuống đất.

9. Khi rót trà hay rót nước cho người khác xong, không nên quay vòi ấm về phía họ.

10. Đi, đứng, ngồi, nghỉ cần đúng tư thế, tác phong.

Tư thế tác phong thể hiện sự lịch sự; phép lịch sự tối thiểu ai cũng nên biết; phep lich su; phép lịch sự trong giao tiếp; phép lịch sự trong ăn uống
Tư thế và tác phong đi, đứng, ngồi, nghỉ… thể hiện chúng ta có phải là một người lịch sự hay không. (Ảnh: Pexels.com)

11. Nói được phải làm được. Nếu không làm được thì không nên hứa.

12. Nếu trong phòng có người, khi ra ngoài nên đóng cửa nhẹ nhàng.

13. Khi ăn không nên phát ra tiếng động khi nhai. Gắp thức ăn vào bát trước rồi đưa lên miệng.

14. Không dùng tay chỉ vào người khác, đứng dậy khi người lớn dến, dùng hai tay nhận đồ.

15. Học cách lắng nghe và không ngắt lời khi người khác đang nói.

16. Không bao giờ bình luận về ngoại hình của người khác với ý không tốt.

17. Không đem người khác ra làm trò cười vì vất cứ lý do gì.

18. Không bao giờ nhại lại những người nói giọng địa phương, dù bạn có ác ý hay không.

19. Khi ăn ngoài hàng cùng mọi người, nếu bạn là người chọn món, hãy đề ý đến khẩu vị của mọi người. Cần chủ động rót đồ uống cho mọi người.

20. Đừng nói chuyện với thái độ dạy bảo người khác. Hết sức cẩn thận khi dùng những câu đại ý như “Hiểu chưa”, “Biết chưa”, nếu dùng phải dùng hết sức nhẹ nhàng, lịch sự và khéo léo.

Giao tiếp giữa người với người là cả một nghệ thuật, nhưng không phải là quá khó. Điều cần thiết ở mỗi chúng ta là sự chân thành và biết quan tâm đến người khác. Hãy cùng lưu ý những phép lịch sự cơ bản trên để trở nên đẹp hơn trong mắt người khác bạn nhé!

Các phần tiếp theo: Phần 3, Phần 4, Phần 5.