Cuộc sống hiện đại vì quá bận rộn, nhiều cha mẹ ít có thời gian ăn cơm và trò chuyện cùng con cái. Nhưng, cha mẹ có biết: bàn ăn gia đình cũng là nơi để cha mẹ giáo dục và cảm nhận quá trình trưởng thành của con yêu. Văn hóa trên bàn ăn cũng là một trong những nguyên tắc trong giáo dục con cái của các cha mẹ tại những quốc gia lớn.


Văn hóa trên bàn ăn của gia đình Hàn Quốc- trẻ luôn được dạy bài học biết ơn

Bữa ăn của gia đình truyền thống Hàn Quốc , người lớn tuổi luôn được con cháu kính trọng cham lo.
Văn hóa trên bàn ăn đối với gia đình Hàn Quốc, trẻ em luôn được dạy bài học biết ơn. ( Ảnh minh họa: Internet )


Ở Hàn Quốc trên bàn ăn, cha mẹ là người sẽ được con cháu phục vụ đồ ăn; còn những đứa trẻ sẽ có trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn cho mọi người; theo thứ tự từ già tới trẻ trước khi ăn. Tiếp đến, trẻ phải ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh, mắt không được ngó nghiêng; và cung kính nói “Cám ơn” người lớn về bữa ăn. Đối với gia đình Hàn Quốc, trẻ em luôn được dạy bài học biết ơn khi ăn cơm.

Văn hóa trên bàn ăn của người Mỹ – trẻ được dạy bài học tự lập

Với người Mỹ, trên bàn ăn, cha mẹ đóng vai trò như những người bạn với trẻ. Trong bữa ăn, trẻ thích ăn gì, rau hay thịt; cha mẹ Mỹ sẽ không can thiệp hay ép buộc. Khi trẻ đã biết cầm thìa, cha mẹ sẽ để con tự xúc cơm. Ở Mỹ, trẻ em luôn được dạy bài học tự lập khi ăn cơm.

Từ văn hóa trên bàn ăn, cha mẹ nên dạy con như thế nào?

Bánh mì là món ăn được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn gia đình Mỹ. Văn hóa trên bàn ăn của người Mỹ cho trẻ tự lựa chọn đồ ăn mà chúng thích.
Bàn ăn là nơi trẻ sẽ học cách yêu thương và biết ơn người khác ( Ảnh: Pexels.com)

Ở Hàn Quốc, trẻ được dạy cách biết ơn từ tận đáy lòng; bằng hành động và lời nói “cảm ơn”. Còn ở Mỹ, trẻ được dạy về cách tự lập và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Hai quốc gia với hai nền văn hóa khác nhau; hai cách giáo dục trẻ khác nhau.

Chúng ta không nói đến việc trẻ trên bàn ăn, cần học theo văn hóa nước nào; mà ở đây chúng ta chỉ nói đến khía cạnh: Giáo dục hành vi của trẻ trên bàn ăn; cũng vô cùng quan trọng. Với tâm lý luôn lo lắng chăm lo con của cha mẹ; nên nhiều bậc phụ huynh chỉ chăm chăm xem con ăn có ngon không; con phải ăn những gì theo chế độ dinh dưỡng mình đặt ra…

Vì vậy, dẫn đến trong việc ăn uống, nhiều đứa trẻ có thói quen phụ thuộc vào cha mẹ. Và cũng bởi cách giáo dục này; sẽ khiến trẻ có một suy nghĩ mặc định: cha mẹ phải phục vụ con vô điều kiện; bởi vì, con là con của cha mẹ.

Từ bàn ăn, trẻ học được cách yêu thương và biết ơn người khác

Một đứa trẻ luôn suy nghĩ là cha mẹ phải phục vụ con cái một cách vô điều kiện; như thế khi lớn lên, sẽ vẫn dùng thói quen cũ để đổ lỗi cho cha mẹ; khi chúng không làm được việc gì thành công. Ví như: không tìm được việc làm tốt, đó là lỗi của cha mẹ; không mua được nhà riêng, đó là lỗi của cha mẹ; không có người yêu, cũng là lỗi của cha mẹ…

Và bi kịch gia đình cũng sinh ra từ đây; cha mẹ chê trách con không bằng “con nhà người ta”; nhưng vẫn cố bảo bọc lấy con. Còn con cái thì trách móc, đổ lỗi cho cha mẹ đã quá nuông chiều; khiến bản thân không dám bước ra khỏi vùng an toàn do cha mẹ tạo nên.

Vậy nên, làm cha mẹ đừng nên mang lý trí của mình áp đặt lên con cái; buộc chúng phải tuân theo. Như vậy, làm cho con cái mất đi cơ hội tự lựa chọn và phát huy khả năng của mình; và cha mẹ sẽ mệt mỏi và thất vọng vì con cái không làm đúng theo ý mình.

Tình yêu cha mẹ dành cho con cái, là để chúng biết rằng; cần phải học cách yêu thương và biết ơn người khác.

Trên bàn ăn trẻ học cách ứng xử trong cuộc sống từ cha mẹ

Ở bất kỳ quốc gia nào, việc giáo dục trên bàn ăn cho trẻ đều rất được chú trọng. Bởi từ bàn ăn, trẻ sẽ học được rất nhiều điều từ cha mẹ trong cách ứng xử. Với người Việt Nam, từ xa xưa đã có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ về văn hóa ăn uống; như: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “học ăn học nói học gói học mở”.

Người xưa rất coi trọng lễ nghi trong cuộc sống và đặc biệt là trên bàn ăn. Vì vậy, việc giáo dục cho trẻ trên bàn ăn là điều rất cần thiết.

Những quy tắc cơ bản cần dạy trẻ trên bàn ăn

văn hóa trên  bàn ăn là một trong những nét đẹp truyền thống của người xưa trong cách giáo dục trẻ. Trẻ cùng cha mẹ chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình.
Trẻ cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn sẽ gắn kết tình cảm với cha mẹ ( Ảnh: Pexels.com)
  • Đợi người lớn ngồi vào bàn ăn và cầm đũa trước mới được phép ăn.
  • Khi ăn phải bưng bát cơm lên rồi dùng đũa đưa cơm vào miệng; không được dùng miệng áp vào bát để và cơm, nhớ không được đặt bát xuống bàn và cúi đầu xuống ăn.
  • Khi ăn nên nhai kỹ nuốt chậm, không để phát ra âm thanh.
  • Cơm phải được ăn không sót hạt nào; sau khi ăn xong nhớ không được để đũa lên bát; vì đây là biểu thị việc chưa ăn xong.
  • Khi ăn không được vừa nói vừa vung đũa.
  • Khi gắp đồ ăn, tay cần phải cầm đũa thuận thế; một món ăn không gắp nhiều hơn hai lần liên tiếp.
  • Nhớ đừng bao giờ nhìn chằm chằm vào đồ ăn, lật, hay lựa chọn thức ăn trên đĩa; đừng lựa thức ăn từ dưới gắp lên.
  • Cố gắng gắp thức ăn ở ngay trước mặt; tuyệt đối không được đưa đũa qua lại bên trên hay bên dưới đũa của người khác để gắp thức ăn.
  • Không xem tivi hay điện thoại khi ăn cơm.
  • Dạy trẻ cách chuẩn bị trước bữa ăn và dọn dẹp sau bữa ăn; điều này vừa để trẻ biết giúp đỡ cha mẹ; trẻ vừa có ý thức tham gia không gian sinh hoạt chung cùng gia đình.

Bàn ăn cũng được coi là nơi ấm cúng nhất khi gia đình quây quần ngồi bên nhau. Và từ bàn ăn, trẻ học được rất nhiều điều từ ông bà,cha mẹ như: sự trách nhiệm, sự độc lập, sự gắn kết, sự cảm thông; và quan trọng nhất, trẻ sẽ nhận được sự quan tâm tình cảm của cha mẹ; điều này tốt hơn là những bữa ăn dư thừa về chất.