”Ôi nhìn chú rái cá ăn đá thôi mà tôi cũng thèm chảy cả nước miếng”, bình luận hài hước của một cư dân mạng.

Video ghi lại cảnh chú rái cá nhai đá lạnh rôm rốp, ăn ngon lành

Xem thêm: Những khám phá thú vị về hải cẩu

Nhắc đến hải cẩu, có thể nhiều người nghĩ rằng ngoài việc săn mồi dưới nước, chúng chỉ biết nằm dài trên bãi biển và … “ngủ”. Nhưng bạn có biết, hải cẩu còn được coi là loài động vật dễ thương nhất đại dương?

Đôi mắt to tròn, long lanh và khuôn mặt dễ thương như cún con

Với đôi mắt to tròn, long lanh và khuôn mặt dễ thương như cún con, hải cẩu nổi tiếng là loài động vật “ngây thơ”.

Chúng được tìm thấy ở tất cả các đại dương trên thế giới; từ vùng giá lạnh toàn băng đến những bãi biển ngập nắng ở Hawaii; nhờ khả năng thích nghi đáng kể với môi trường.

Xem thêm: Những khám phá thú vị về hải cẩu
Ngoài lớp lông dày và lớp mỡ, hải cẩu có thể tự điều chỉnh lượng máu lên bề mặt da để giữ nhiệt khi lạnh giá. Ngược lại, ở những vùng ấm áp, máu được lưu thông khắp cơ thể; giúp cho nhiệt lượng cơ thể tỏa ra môi trường.

Để thúc đẩy quá trình hình thành lớp mỡ, hải cẩu cái cung cấp cho con cái của chúng loại sữa “siêu dinh dưỡng” với hơn 50% chất béo. Nhờ vậy, hải cẩu con thường lớn lên rất nhanh (có thể tăng tới 2kg mỗi ngày).

Hải cẩu sống chủ yếu dưới nước, nhưng chúng sinh sản và nuôi con trên bờ. Nếu không đủ trưởng thành, hải cẩu con có thể … bị đuối nước khi xuống nước.

Do các chi của chúng ngắn hơn nhiều so với các loài động vật có vú khác; và không thể nâng đỡ cơ thể nên hải cẩu thường phải ì ạch khi di chuyển trên mặt đất. Cho nên, chúng được coi là loài di chuyển “dị thường” nhất trên cạn.

Mặc dù vụng về trên cạn nhưng lại là nghệ sĩ múa ba lê tài ba khi ở dưới nước

Mặc dù là những sinh vật vụng về trên cạn, hải cẩu có thể biến thành những nghệ sĩ múa ba lê tài ba khi ở dưới nước. Chúng bơi vô cùng duyên dáng nhờ thân hình thuôn dài; đôi chân vây dài và một lớp màng ở giữa giống như mái chèo.

Hải cẩu cũng là những thợ lặn cừ khôi, chúng có thể lặn trong 1 giờ đồng hồ ở độ sâu 500m; mà không cần ngoi lên để lấy thêm dưỡng khí. Hải cẩu duy trì oxy bằng cách làm chậm nhịp tim và điều chỉnh lưu lượng máu chỉ đến những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Khi lặn, nhịp tim của chúng có thể giảm xuống 20 nhịp / phút.

Xem thêm: Những khám phá thú vị về hải cẩu
Đôi mắt to tròn không chỉ trông dễ thương mà còn giúp chúng nhìn rõ ở độ sâu hàng trăm mét dưới nước. Ở độ sâu mà ngay cả ánh sáng cũng không thể chiếu tới; những sợi ria mép nhạy cảm sẽ lắc qua lắc lại để giúp chúng phát hiện ra những rung động dù là nhỏ nhất.

Hải cẩu rất nhạy cảm với mùi vị và âm thanh. Mũi của chúng không hoạt động khi bơi vì lỗ mũi “đóng” chặt trong nước; nhưng nó đặc biệt hữu ích khi ở trên bờ. Khi chào đời, hải cẩu con và hải cẩu mẹ sẽ đánh hơi để “nhận dạng” nhau; nhờ vậy mà hải cẩu mẹ có thể nhận ra con mình giữa bãi biển đông đúc với hàng nghìn cá thể.

Những chú hải cẩu được biết đến với sự thân thiện, thông minh và tình cảm

Giống như cá heo, hải cẩu được biết đến với sự thân thiện và thông minh. Chúng có thể được huấn luyện để hiểu các câu đơn giản và thực hiện các động tác xoay, nhào lộn và xoay vòng vui nhộn.

Video: Chú hải cẩu nhai đá lạnh rôm rốp, ăn ngon lành
Khi ngủ, để tiết kiệm năng lượng, hải cẩu thường giữ nhịp thở rất chậm; cơ thể không lên xuống theo nhịp thở. Việc nằm “im re”, bất động khiến nhiều người tưởng đã chết nhưng thực chất chúng chỉ đang ngủ (ảnh: Kenh14.vn).

Hải cẩu vốn dĩ rất tò mò, sự xuất hiện của con người thường khiến chúng tò mò hơn là sợ hãi. Chúng thường bơi vào mạn thuyền và hếch cổ lên để “xem” chuyện gì đang xảy ra.

Hải cẩu là loài động vật tình cảm. Chúng thường có những cử chỉ “ngọt ngào” với đồng loại của mình; chúng thích chơi cùng nhau và hiếm khi xảy ra xung đột.