Chỉ vì bản tính tò mò thò chân vào chậu cua khua khoắng mà chú mèo tá hỏa khi bị cua kẹp đau điếng, bất lực kêu cầu cứu chủ nhân.

Theo đó, chú mèo liên tục đưa chân trước vào chậu rồi khều khều cái càng lớn của con cua, chú mèo liền bị cua kẹp đau điếng và bất lực cầu cứu. Nhờ chủ nhân nhanh tay cứu giúp mèo mới thoát khỏi càng cua.
Video ghi lại khoảnh khắc mèo cưng tá hỏa vì trêu cua biển:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc mèo cưng tá hỏa vì trêu cua biển

– Tội nghiệp em Miu. Sau lần này chắc mèo sợ xanh mặt, đến kiếp sau vẫn còn sợ.
– Cho chừa cái tội thích sờ mó.
– Mỗi lần vấp ngã là 1 lần trưởng thành nhớ nhé mèo.
– Lần sau đứng cách thau cua 1m cho chắc ăn nhé cua.
– Định bắt tay xã giao với cua một tý mà chú làm căng quá.
– Chú mèo dễ thương quá.

Khám phá: Cách xử lý khi bị cua kẹp

Trong cuộc sống, đôi khi do sơ suất trong khi sơ chế cua để chế biến các món ăn, các bà nội trợ có thể bị cua kẹp vào tay. Vết thương do bị cua kẹp thường gây đau đớn, bầm tím, chảy máu… đặc biệt khi bị cua bể kẹp thì nỗi đau còn kinh khủng hơn. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến ​​nhiều vụ bị cua kẹp dẫn đến tử vong. Vậy phải làm gì nếu bị cua kẹp?

Video: Mèo cưng tá hỏa vì trêu cua biển
Ảnh: internet
  • Sau khi bị cua kẹp, bạn cần rửa tay bằng nước sạch, sát trùng bằng nước muối, cồn, nước oxy già…
  • Trường hợp chỗ đau sưng nóng, khả năng vùng đau đang bị viêm mô tế bào cần đến bệnh viện kiểm tra.

Tùy thuộc vào vết thương, bác sĩ có thể khám cấp cứu, bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát. Sau đó sẽ xác định mức độ để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra cần chú ý nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Nam giới không nên hút thuốc, không uống rượu trong khi điều trị.

Có thể bạn quan tâm: