Hải cẩu bơi theo rồi nhảy lên thuyền xin cá khi được ngư dân mở chốt, con vật vui mừng khi xin được cá.

Theo nôi dung đoạn video được đăng tải cho thấy, chú hải cẩu bơi đuổi theo và nhảy lên một chiếc thuyền chỉ để… xin cá, đặc biệt cử chỉ xin xỏ của chú hải cẩu vô cùng dễ thương.
Video ghi lại khoảnh khắc hải cẩu trèo lên thuyền xin cá ngư dân:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc hải cẩu trèo lên thuyền xin cá ngư dân

– Làm ơn làm phước cho tui xin con cá; tụi cá nó ốm bơi lẹ quá, còn tui bị béo phì bơi không lại chúng; sáng giờ chưa có miếng gì vào bụng hết, xin bố thí cho kẻ hèn nay.
– Lười kiếm ăn !!! Như vậy là hư hải cấu nhé! Hãy tự đi kiếm ăn đi!
– Thấy cưng quá à.
– Mấy anh câu hết cá của e rồi, hixhix…

Khám phá: Râu – “radar” săn mồi của hải cẩu

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một cách săn mồi mới trong thế giới động vật – định vị bằng râu. Bằng cách này, hải cẩu đi theo vệt nước phía sau con cá đang bơi; nhẹ nhàng tiếp cận và tóm lấy nó. Bóng tối hay thậm chí nước đục không gây ra vấn đề gì cho chúng.

Bộ râu rất nhạy cảm cho phép hải cẩu phát hiện những chuyển động nhẹ nhàng khi cá bơi ngang qua. Nhà nghiên cứu người Đức Bjorn Mauck thuộc Đại học Bonn cho biết; với 1.500-1.600 sợi thần kinh trên mỗi râu; nó có thể là cơ quan thụ cảm nhạy cảm nhất trong thế giới động vật.

Video: Hải cẩu trèo lên thuyền xin cá ngư dân
Ảnh: internet

Đối với hải cẩu, trong bóng tối, chuyển động do cá bơi gây ra mới là thông tin quan trọng số một. Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng có thể phát hiện sự hỗn loạn của nước phía sau con cá trích cách đó 180 mét. Bộ râu nhạy cảm của hải cẩu hoạt động giống như hệ thống định vị bên của cá; phát hiện những thay đổi áp suất nhỏ trong vùng nước xung quanh.

Vệt nước do tàu ngầm để lại chỉ kéo dài 30 giây nhưng vệt nước do cá tạo ra có thể kéo dài 3-5 phút; điều này rất hữu ích cho hải cẩu trong quá trình phát hiện con mồi.