Chú vịt con lẽo đẽo bám theo người đàn ông suốt chặng đường dài không chịu bỏ cuộc khiến nhiều người thích thú trước khả năng “bám đuôi” của nó.

Mới đây, đoạn video ghi lại hình ảnh chú vịt con lẽo đẽo bám theo người đàn ông khiến nhiều người cảm thương. Thế mới thấy rằng động vật cũng có tình cảm và chúng cũng muốn gắn bó với con người; nếu chúng ta chăm sóc chúng, và đối xử với chúng như những sinh mệnh đáng trân quý chứ không phải vật nuôi.
Video ghi lại cảnh chú vịt con lẽo đẽo bám theo người đàn ông:

Nguồn video: MUC Women.

Bình luận của độc giả về chú vịt con lẽo đẽo bám theo người đàn ông

– Thấy thương cả chú cả vịt con.
– Tự dưng nhìn cảnh con vịt chạy theo thấy cứ thương thương kiểu gì ấy.
– Không nuôi thì ấp nó ra làm gì để giờ nó bám theo người ta ngoài đường như vậy.
– Ba ơi hôm nay mình đi đâu thế !
– Nghèo vật chất không nghèo tình cảm.
– Ấm áp quá mấy hôm nay đã buồn đủ rồi.
– Những khoảnh khắc khiến ta hạnh phúc, yêu quá.
– Theo đuổi crush bất chấp luôn.

Khám phá: Hiệu ứng vịt con – Hiện tượng tâm lý mà ai cũng từng gặp phải

Hội chứng vịt con là một hiệu ứng tâm lý được ghi nhận ở vịt con mới nở; theo đó, khi mới nở, vịt con được lập trình theo bản năng là nhìn vật chuyển động đầu tiên là mẹ của nó và sẽ chạy theo đuôi như hình với bóng.

Ở người, hội chứng vịt con đề cập đến việc con người có xu hướng coi những trải nghiệm đầu tiên, những cảm xúc đầu tiên là chuẩn mực, khuôn mẫu và sự hoàn hảo; khoa học gọi đó là tâm lý ấn tượng.

Video: Chú vịt con lẽo đẽo bám theo người đàn ông
Ảnh: Pixabay.

Trong trường hợp của con người, chính những gì họ nhìn thấy, cảm nhận; và trải nghiệm lần đầu tiên khiến người ta thích; trong tiềm thức họ sẽ tin những điều đó là chuẩn mực và tốt nhất. Do đó, họ sẽ khó chấp nhận sự thay đổi; khó chấp nhận những làn gió mới dù khoa học và đúng đắn hơn. Là một mốc tiêu chuẩn, lần tiếp xúc đầu tiên vô cùng khó quên.

Nhìn chung, hội chứng vịt con không có gì quá nghiêm trọng; nhưng thường khiến người ta nhìn sự việc bằng con mắt thận trọng, khắt khe, hay phán xét, định kiến, chỉ trích và không biết tiếp thu. Về cơ bản, hiệu ứng này hạn chế sự phát triển, đổi mới và sáng tạo của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung.

Tuy nhiên, một mặt nó cũng giúp con người không dễ lãng quên những giá trị cũ; từ đó đặt ra thách thức những giá trị mới phải không ngừng phát triển để tốt hơn, hiệu quả hơn, độc đáo hơn.