Cách nấu lẩu gà lá giang với thịt gà thơm ngon và vị chua chua đặc trưng của lá giang giúp kích thích vị giác cho người thưởng thức.

Trong ẩm thực của Việt Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng, những món ăn với các nguyên liệu quen thuộc cùng các loại rau củ tạo nên nhiều món ăn ngon. Đặc biệt, món lẩu gà lá giang kết hợp giữa vị ngọt của thịt gà, vị chua nhẹ của lá giang ăn kèm với bún và những loại rau tươi rất ngon, thích hợp cho những ngày se lạnh.

Nguyên liệu chuẩn bị nấu lẩu gà lá giang đơn giản tại nhà

  • Gà ta 1 con (khoảng 1.6kg)
  • Lá giang 250 gr
  • Hành tím 3 củ
  • Gừng 1 củ
  • Tỏi 4 tép
  • Ngò gai 3 nhánh(mùi tàu)
  • Ớt 2 trái
  • Bún
  • Gia vị: Đường, muối, bột ngọt, hạt nê, dầu ăn.
Nguyên liệu chuẩn bị nấu lẩu gà lá giang đơn giản tại nhà
Thịt gà là loại thực phẩm cung cấp chất đạm dồi dào, ít chất béo (ảnh: Thanh Nhã).

Cách mua thịt gà tươi sạch, an toàn để nấu lẩu

  • Để nước lẩu được ngon thì nên mua gà ta, da có màu vàng nhạt, chỉ sậm màu ở một số chỗ như ức, cánh và lưng gà.
  • Xem kỹ da gà và phần mỡ bên trong, nếu bên ngoài da vàng mà mỡ bên trong trắng là gà đã bị nhuộm màu. Loại này không nên mua.
  • Thịt gà ta ngon sẽ có da mỏng, mịn và có độ đàn hồi tốt, thịt gà tươi không có mùi hôi. Lưu ý không mua gà có mùi thuốc kháng sinh, nếu thấy trên da gà có vết bầm tím hoặc tụ máu thì cũng không nên mua.

Cách mua lá giang tươi để nấu lẩu gà

  • Lá giang ngon là lá mới hái, còn xanh tươi, không héo úa, không sâu mọt. Chọn những lá còn nguyên vẹn, không dập nát; không có nhiều đốm trắng hoặc đen ở trên lá.
  • Để món ăn được ngon thì nên mua lá giang không quá già cũng không quá non; như vậy sẽ có vị chua tự nhiên hơn.
  • Trường hợp mua nhiều lá về không dùng hết có thể cất ngay vào tủ lạnh; không cần rửa trước vì có thể làm hỏng lá.
Bộ dao nhà bếp cao cấp chuyên chặt xương, chặt gà vịt siêu bénMua ngay tại Shopee ☝

Thực hiện cách nấu lẩu gà lá giang đậm đà hương vị

Bước 1: Sơ chế thịt gà để nấu lẩu

  • Gà ta nên mua làm sẵn để tiết kiệm thời gian; mua về cho tầm 1 thìa muối hạt xát lên toàn bộ bề mặt gà chừng 3-5 phút để da gà sạch và khử mùi của gà. Sau đó rửa với nước sạch vài lần rồi để ráo nước.
  • Tiếp đến, dùng dao chặt gà thành từng miếng vừa ăn.
Ăn thịt gà là một trong những cách chống loãng xương ở người già. 

Bước 2: Ướp thịt gà để nấu lẩu

Cho thịt gà đã chặt vào thau, thêm 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt và 1 thìa nước mắm vào rồi trộn đều rồi ướp thịt gà trong vòng 30 phút cho thấm gia vị.

Hàm lượng cao retinol, alpha và beta-carotene và lycopene… trong thịt gà đều là những chất bắt nguồn từ vitamin A nên rất có lợi cho thị lực.

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu khác để nấu lẩu gà lá giang

  • Lấy 4 nhánh tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. 3 củ hành tím cũng đập dập, 1 củ gừng rửa sạch rồi cũng đập dập.
  • Còn 3 nhánh rau mùi cũng rửa sạch và cắt khúc vừa ăn. 2 quả ớt cắt bỏ cuống và cắt miếng vừa ăn.
  • 250gr lá giang nhặt lấy phần lá và rửa sạch, sau đó sử dụng tay vò nát để nước lẩu chua và ngon hơn.
Sơ chế nguyên liệu khác để nấu lẩu gà lá giang
Theo Đông y, lá giang vị chua, tính mát; vào kinh can. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

Bước 4: Xào sơ thịt gà

Bắc nồi lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào, chờ dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho thịt gà đã ướp gia vị vào xào sơ trên lửa vừa tầm 5 phút cho thịt gà săn lại là được.

Bước 5: Nấu lẩu gà lá giang

  • Sau khi thịt gà đã săn thì cho vào nồi 1,5 lít nước đun sôi để nấu cho nhanh.
  • Sau đó, cho gừng và hành tím đã đập dập vào nồi, đun trên lửa vừa cho đến khi nước sôi thì chờ tiếp tầm 20-30 phút cho gà chín vừa ăn. Lưu ý không đun lâu quá gà sẽ mềm nhừ không còn dai ngon.
  • Tiếp theo, cho từ từ lá giang vào và nêm thêm 1 thìa đường, 1 thìa muối. Có thể nêm lại cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
  • Nấu thêm khoảng 5 phút thì cho ngò gai và ớt cắt khúc vào rồi tắt bếp là xong.
Theo nhiều nghiên cứu và thống kê thì cứ mỗi 100g thịt gà sẽ mang lại cho cơ thể khoảng 238 kcal.

Thành phẩm món lẩu gà lá giang nóng hổi cho cả nhà

Lẩu gà ta nóng hổi, thơm ngon, từng thớ thịt gà dai và chắc, nước lẩu ngọt dịu được chấm với vị chua nhẹ từ lá giang và vị cay cay của ớt, được nêm nếm cẩn thận, đậm đà.
Với món lẩu gà này thì có thể ăn kèm với những loại rau như hoa chuối, rau muống, mồng tơi,…thêm 1 tô bún nữa là có thể cùng cả nhà thưởng thức.

Cách nấu lẩu gà lá giang thơm ngon, thanh mát, hấp dẫn cho ngày cuối tuần
Cách nấu lẩu gà chua với lá giang đơn giản mà vẫn ngon miệng (ảnh chụp màn hình: cachnau.vn).

Món lẩu gà lá giang nên ăn với rau gì?

Lẩu gà lá giang đúng chuẩn Nam Bộ, thường ăn kèm rau muống, ngò gai, măng chua, bắp chuối bào và bún. Tuy nhiên, có thể thay bún bằng mì cũng rất ngon. Bên cạnh đó, có thể thử nấu lẩu gà lá giang măng chua cũng thơm ngon và hấp dẫn không kém.

Một vài lưu ý khi nấu món lẩu gà lá giang

  • Lá giang càng nấu càng chua, nên điều chỉnh lượng lá giang cho hợp lý, đừng để nước lẩu quá chua sẽ mất ngon.
  • Độ cay của ớt, độ ngọt của đường cũng có thể tùy chỉnh để phù hợp với khẩu vị của người dùng.
  • Không nên nấu lẩu gà trong nồi nhôm, bởi vì các món ăn có chất chua có thể ăn mòn nhôm, làm tăng nồng độ nhôm trong nước lẩu, có thể gây ngộ độc; tốt nhất nên dùng nồi inox hoặc tráng men.
  • Cho 1 củ hành khô vào nước dùng lẩu sẽ làm cho nước dùng thơm hơn rất nhiều.

Video hướng dân cách nấu Lẩu Gà Nòi Ớt Hiểm Xanh Không Cay Món Ngon Đãi Tiệc (Nguồn: saigonfamilyvlogs).

Chỉ với vài bước đơn giản cùng nguyên liệu dân dã dễ tìm là đã có thể hoàn thành cách nấu lẩu gà lá giang nóng hổi thanh mát cho cả nhà rồi.

Xem thêm:

Từ Khóa: