Món gà giả cầy miền Nam với vị giòn của thịt gà hòa quyện với các nguyên liệu tạo nên một trong những món gà ngon. Cùng học cách nấu gà giả cầy miền Nam nhé.

Món giả cầy có xuất xứ từ miền Bắc. Do quá trình giao lưu văn hóa ẩm thực nên người miền Nam cũng đã học hỏi công thức và biến tấu một chút để tạo ra món gà giả cầy miền Nam độc đáo hơn. Trong những bữa cơm gia đình, cả nhà quây quần bên mâm cơm với đĩa gà nấu giả cầy cũng đủ ấm lòng rồi. Vậy làm thế nào để nấu được món gà giả cầy miền Nam chuẩn vị? Sau đây là những hướng dẫn chi tiết và công thức nấu gà giả cầy miền Nam thơm ngon hấp dẫn.

Nguyên liệu nấu gà giả cầy miền Nam chuẩn vị

  • 1 con gà chọi hoặc gà trống. Thông thường, các đầu bếp thường chọn gà chọi vì món này cần hầm lâu. Thịt gà trống sẽ dai và săn chắc hơn nên càng hầm lâu càng ngon.
  • 1 củ nghệ tươi hoặc 1 thìa bột nghệ. Tuy nhiên, để có hương vị thơm ngon nhất thì nên dùng nghệ tươi để nấu. Nếu không có cả nghệ tươi và bột nghệ thì có thể dùng màu hạt điều để thay thế.
  • 1 củ riềng to – tinh hoa của tất cả các món thịt nấu cầy.
  • 4-5 củ hành tím, 2 củ tỏi.
  • 2 thìa mẻ.
  • 2 thìa mắm tôm ngon.
  • Muối, bột ngọt (mì chính), hạt nêm, dầu ăn, đường.
  • 10-15 cây sả cho 1 con gà từ 1,5-2kg.
  • 3-4 quả ớt sừng nhỏ hoặc 1 quả ớt sừng trâu (tùy theo sở thích và khả năng ăn cay của mỗi người).
  • 1 quả dừa.
Gà nấu giả cầy miền Trung, gà hấp, gà đá hầm sả, giả cầy, tương hột, xào lăn chấm bánh mì, giả cầy.
Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben…

Các bước nấu gà cầy kiểu miền Nam

Cũng giống như các công thức nấu giả cầy khác, cách nấu gà giả cầy miền Nam cũng được chia thành 3 bước chính là chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế và nấu. Chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, chắc chắn chúng ta sẽ nấu được một nồi gà giả cầy kiểu miền Nam ngon đúng điệu.

Bước 1: Sơ chế thịt gà và các nguyên liệu khác

  • Làm sạch gà bằng cách xát muối hoặc xát lá sả để khử mùi tanh của gà. Sau khi chà xong, chúng ta rửa sạch gà lại với nước. Thịt gà chặt miếng vừa ăn. Rửa gà trước khi chặt vì rửa lại gà sau khi chặt sẽ dễ làm mất độ tươi, ngon của thịt.
  • Bóc vỏ hành tím và tỏi, sau đó băm nhuyễn cùng với ớt.
  • Gọt vỏ riềng rồi cắt lát mỏng hoặc băm nhỏ tùy thích.
  • Sả đập dập 5 – 6 cây còn lại thái nhỏ, băm nhuyễn.
  • Chặt dừa để lấy nước dừa nấu.
  • Ướp gà đã sơ chế với mẻ, riềng, hành, nghệ, muối, bột ngọt (mì chính) và mắm tôm trong vòng 20 – 30 phút cho gà ngấm đều gia vị.
Hương dẫn nấu gà giả cầy, xào sả tía to, ở nhà, làm đồ nhậu, dễ làm, món tửu, sức khỏe, bí quyết.
Thịt gà là một món ăn phổ biến khi nhắc đến các loại thịt nạc không chứa nhiều chất béo. Khoảng 100g cung cấp 165 Calo, 31g protein và 3,6g chất béo (ảnh: internet).

Bước 2: Nấu thịt gà giả cầy

Chúng ta bắc nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào. Đun nóng dầu, cho tỏi băm và phần hành băm còn lại vào xào cho thơm. Khi hành và tỏi đã thơm, chúng ta cho thịt gà vào tiếp tục đảo đều tay cho đến khi thịt gà săn lại. Sau khi gà đã săn, chúng ta cho nước dừa và nước lọc vừa đủ ngập mặt gà. Tiếp tục cho cây sả đã đập dập vào nồi. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa đun liu riu cho đến khi thịt chín mềm. Hầm thịt khoảng 15 – 20 phút, khi nước gần cạn thì tắt bếp.

Hương dẫn nấu gà giả cầy, hình ảnh, thơm ngon đúng vị, hướng dẫn, sốt vang, cách hầm đuôi bò
Gà giả cầy thơm ngon hấp dẫn với công thức chế biến vô cùng đơn giản.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức món gà giả cầy

Sau khi tắt bếp, múc gà ra bát hoặc đĩa. Thêm ít rau răm và vài lát ớt xắt mỏng để tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn. Chúng ta có thể dọn gà nấu giả cầy ăn với cơm nóng. Hoặc nếu thích ăn với bún thì nên nấu với nhiều nước để làm nước dùng ăn với bún. Dù ăn với cơm nóng hay bún thì hương vị của món gà giả cầy sẽ khiến ai ăn qua cũng mê mẩn.

Cách nấu gà giả cầy miền Nam chuẩn thơm ngon hấp dẫn, bí quyết, nấu ngon, web dạy nấu ăn nổi tiếng,
Món gà giả cầy thơm ngon của mùi vị riềng, kết hợp với gà ta tạo nên một món ngon hấp dẫn, đậm đà hương vị miền quê giúp cả gia đình ăn ngon miệng.

Một số lưu ý khi chế biến món thịt gà giả cầy miền Nam

Ngoài việc nắm kỹ công thức, việc áp dụng một số lưu ý và mẹo khi nấu gà giả cầy cũng giúp món ăn trở nên hoàn hảo hơn. Những lưu ý khi nấu món gà giả cầy là:

  • Thêm một chút giấm hoặc rượu để món ăn thêm đậm đà và thịt gà cũng nhanh mềm hơn.
  • Bột nghệ hoặc nghệ tươi giúp màu sắc của món gà giả cầy hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, không nên cho quá nhiều nghệ vì dễ làm mất hương vị của món ăn. Để giảm bớt tình trạng này, chúng ta có thể thay thế bột nghệ bằng dầu điều để tạo màu cho gà giả cầy.

Hy vọng mọi người có thể áp dụng những thông tin hữu ích này để có thể nấu được một nồi gà giả cầy thơm ngon cho gia đình mình.

Và đừng quên chia sẻ công thức với bạn bè để mọi người cùng làm cách nấu gà giả cầy miền Nam chuẩn vị dân dã này nhé!

Xem thêm: