Bánh trôi nước không chỉ là một món ăn truyền thống trong ngày rằm tháng Giêng của người Việt; đặc biệt là ở vùng Bắc Bộ mà còn là ký ức đong đầy yêu thương trong mỗi gia đình.
Giữa nhịp sống hiện đại, hình ảnh mẹ ngồi vo viên bánh; mùi gừng thơm phức lan tỏa từ gian bếp nhỏ; vẫn luôn gợi nhắc những giá trị văn hóa không thể lãng quên
- .Cây tầm bóp – Vị thuốc tự nhiên từ ký ức đến mâm cơm
- Bánh giầy truyền thống – Hồn Việt trên đất Chí Linh
- Tình làng nghĩa xóm: Ngọn lửa ấm lan tỏa giữa lòng phố thị
Xem nhanh
Bánh trôi nước trong ký ức ngày rằm se lạnh
Vào những năm tháng thơ ấu, mỗi khi rằm tháng Giêng đến; tiết trời còn se lạnh, gió xuân luồn qua vòm lá non; mẹ tôi lại chuẩn bị làm bánh trôi nước để cúng gia tiên. Khi ấy mùa màng đã tạm xong, đồng ruộng nghỉ ngơi; mẹ có chút thảnh thơi hơn sau một năm vất vả. Cái cảm giác ngồi co ro bên bếp củi; chờ những viên bánh trôi nổi lên trong nồi nước đường sôi sùng sục; vẫn in đậm trong tôi như một phần không thể thiếu của tuổi thơ.
Bánh trôi nước và công đoạn làm bánh bằng tay thời xưa
Ngày đó chưa có máy nghiền bột như bây giờ. Mẹ tôi ngâm gạo từ chiều hôm trước; chọn loại nếp cái hoa vàng dẻo thơm; rồi sáng sớm mang ra cối đá đặt dưới gốc mít sau nhà để xay. Chiếc cối đá hai tầng quen thuộc, với cái “con” nhỏ để gạo chảy từ từ xuống phần nghiền; vẫn lục cục kêu đều trong không gian yên tĩnh. Mẹ vừa quay tay, vừa châm nước’;từng dòng nước trắng đục như sữa chảy xuống tầng dưới, nơi đặt sẵn chậu hứng bột.

Bột được lọc kỹ, mềm mịn và trắng ngần. Mẹ nặn từng viên bánh, dạy tôi cách lấy bột, ấn nhẹ; cho một viên đường phên vào giữa rồi se tròn đều trên lòng bàn tay. Những viên bánh trôi nước mẹ làm luôn tròn đều, mịn màng; còn tôi thì méo mó, vụng về. Mẹ không trách; chỉ cười hiền và bảo: “Làm gì cũng cần thời gian, cứ kiên nhẫn như con nặn bánh vậy.”
Bánh trôi nước – Món quà của sự tỉ mẩn và tình yêu gia đình
Nặn bánh xong, mẹ thả vào thau nước lạnh để bánh không dính nhau. Rồi bà hòa đường phên với gừng đập dập; đun sôi trên bếp củi. Khi nước sôi; mẹ nhẹ tay thả từng viên bánh vào. Bánh chìm xuống, rồi từ từ nổi lên. Mẹ bảo: “Bánh nổi là chín. Cũng như người, trải qua lửa nước mới trưởng thành.”
Hương gừng thơm lừng, quyện trong khói bếp khiến gian nhà nhỏ trở nên ấm áp lạ thường. Sau lễ cúng tổ tiên, mẹ múc bánh ra từng bát; cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức. Viên bánh trôi nước trắng trong, lớp vỏ nếp dẻo thơm; nhân đường phên ngọt mềm tan chảy. Húp thêm chút nước bánh ngọt thanh, giữa tiết trời se lạnh; lòng người như dịu lại, bình yên đến lạ.
Bánh trôi nước – Biểu tượng văn hóa và sự sum vầy trong Tết Việt
Không chỉ là món ăn dân dã, mà nó còn là biểu tượng của sự đoàn tụ; của nếp sống truyền thống gia đình. Từng viên bánh là kết tinh của sự tỉ mẩn; của bàn tay mẹ, của lửa bếp quê và cả một bầu trời yêu thương lặng lẽ. Trong làn khói nhang ngày rằm; bánh được dâng lên tổ tiên như lời cầu chúc năm mới an lành, no ấm và sum vầy.

Ngày nay, giữa đô thị hiện đại; bánh trôi nước có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng; máy móc thay đôi tay người; nhưng hương vị của ký ức thì không nơi nào bán được. Vào mỗi dịp rằm tháng Giêng, tôi vẫn tìm cách trở về quê; được tự tay nặn viên bánh trắng tròn; để một lần nữa sống lại trong lòng hương vị tuổi thơ; trong tình yêu của mẹ, và trong không khí sum họp gia đình ngày đầu xuân.
Giữ mãi hương vị bánh trôi nước trong đời sống hiện đại
Bánh trôi nước là món ăn mang hồn cốt văn hóa Việt. Mỗi viên bánh tròn đầy không chỉ gói ghém nguyên liệu; mà còn gói ghém ký ức; truyền thống và đạo lý làm người. Càng hiện đại, con người càng cần quay lại với những giá trị xưa – Nơi mà một nồi bánh trôi nước đơn sơ cũng đủ khiến cả nhà quây quần; ấm lòng trong những ngày đầu năm mới.