Site icon MUC Women

Thấy nổi gân xanh ở những vị trí này trên cơ thể cảnh báo đang mắc bệnh, không nên chủ quan

Thấy nổi gân xanh ở những vị trí này trên cơ thể cảnh báo đang mắc bệnh, không nên chủ quan

Nếu nổi gân xanh bất thường ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể thì cần phải cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh.

Gân xanh là những tĩnh mạch dưới da; có chức năng dẫn máu từ các bộ phận của cơ thể trở về tim. Tùy theo cơ địa và sắc tố da của mỗi người mà nổi gân xanh có các màu khác nhau như xanh lá, xanh biển, tím. Thông thường, trên mu bàn tay của mỗi người sẽ nổi lên một vài đường gân xanh. Nhưng nếu nổi ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể thì cần đặc biệt lưu ý.

Những vị trí gân xanh nổi rõ trên cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Nổi gân xanh trên bàn chân

Nổi gân xanh ở chân có thể là dấu hiệu mắc các bệnh về tĩnh mạch; trong đó phổ biến nhất là suy giãn tĩnh mạch (ảnh chụp màn hình: fvhospital.com).

Các tĩnh mạch chân nổi lên

Một số bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân gặp tình trạng sưng tấy chân; nhiễm trùng; da phù nề. Nếu như không đi khám sớm thì vết nhiễm trùng đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe.

Trán nổi gân xanh

Gân xanh nổi trên trán ngầm cảnh báo đang có nguy cơ mắc phải bệnh xơ cứng động mạch não; thậm chí còn dẫn đến đột quỵ bất cứ lúc nào (ảnh chụp màn hình: cafef.vn).

Một số trường hợp nổi gân xanh không gây nguy hiểm đến sức khỏe

Nổi gân xanh do màu da nhạt

Những người có làn da trắng sẽ dễ nhìn thấy các đường gân xanh hơn so với những người có da màu đậm. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng tạo nên sự khác biệt. Khi cơ thể đến tuổi già, lớp mỡ dưới da sẽ trở nên mỏng hơn; nên người tuổi già gân xanh sẽ nổi rõ hơn trên cánh tay, chân và các nơi khác của cơ thể.

Đôi khi nổi gân xanh nói lên tình trạng sức khỏe; nhưng trong nhiều trường hợp; đây chỉ là hiện tượng tự nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe (ảnh chụp màn hình: afamily.vn).

Do quá gầy

Với những người gầy nên lớp mỡ dưới da mỏng; không che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh nên chúng trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn.

Khi vận động mạnh

Khi vận động mạnh, các cơ bắp sẽ phồng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt làn da gây hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc tập luyện; cơ bắp giãn ra và tĩnh mạch lại trở về vị trí cũ rồi mờ dần đi.

Gân xanh nổi ở tay chân trong quá trình tập luyện; vận động mạnh là điều hoàn toàn bình thường (ảnh chụp màn hình: medlatec.vn).

Ở phụ nữ đang mang thai

Để có đủ máu nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của một người phụ nữ mang thai thường cao hơn so với những phụ nữ bình thường khác. Do vậy hệ thống vận chuyển máu cũng phải làm việc nhiều hơn. Từ đó cũng xuất hiện hiện tượng nổi gân xanh tại nhiều vị trí trên cơ thể. Chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh.

Nếu thấy nổi gân xanh bất thường ở những vị trí trên đây thì chớ nên chủ quan và cần đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt nhé.