Cách ứng xử của trẻ nhỏ thể hiện rõ kết quả sự giáo dục của người lớn. Khi chúng ta tĩnh lặng quan sát, cẩn trọng suy xét lại sẽ thấy hạt giống này ta gieo là đúng hay là sai rồi. Để ươm được những mầm non tốt cho tương lai cần dụng tâm rất lớn cho giáo dục.

Giáo dục gia đình không chỉ gồm những ảnh hưởng từ phía cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu) mà còn bao gồm ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động từng cá nhân qua lối sống, nếp sống, ở mỗi gia đình.
Giao tiếp gia đình là một hình thức giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ. (Ảnh: Pexels)

Chữ hiếu của cô giáo

Câu chuyện dưới đây kể về một cô giáo sau khi đọc sách thánh hiền về chữ hiếu liền nghĩ đến cha mẹ ở quê. Vốn trước nay cô cho rằng  mình thiện căn rất sâu dày, có lúc còn bội phục cả chính mình. Nay cô cảm thấy ngay đến hiếu cũng chưa làm được, phải kiểm điểm lại.

Trong tháng ba có ngày của mẹ, cô giáo này trở về quê nhà. Học về chữ hiếu, nên cô muốn trở về cảm tạ ân dưỡng dục của cha mẹ. Trùng hợp là đó cũng là sinh nhật của cô. Khi cô giáo về đến nhà, cô xúc động muốn thể hiện sự biết ơn cha mẹ. Hôm đó bà ngoại của cô cũng ở đó. Cô đi tìm và lấy ra ba cái ghế, rồi cô mời bà ngoại và cha mẹ ngồi vào ghế. Mẹ của cô rất ngạc nhiên, bà nói: “Con gái, rốt cuộc con muốn làm gì vậy?”.

Giáo dục gia đình là sự giáo dục được thực hiện trong phạm vi gia đình, do thế hệ trước thực hiện, tác động tới thế hệ sau với mục đích củng cố trong thế hệ sau những phẩm chất, năng lực tốt phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Trẻ được giáo dục qua cách người lớn tương tác với nhau. (Ảnh: Pexels)

Cô liền nói: “Con đã sống hơn ba mươi năm rồi, đã làm cha mẹ phải lo lắng quá nhiều. Hiện nay con đã bắt đầu học tập giáo huấn của Thánh Hiền. Từ giờ trở đi con sẽ làm một người con hiếu thuận, không để cho bà và cha mẹ phải bận tâm nữa. Còn ơn nuôi dưỡng, giáo dục hơn ba mươi năm của cha mẹ, con sẽ luôn ghi nhớ ở trong lòng. Nhân dịp hôm nay là ngày sinh nhật của con. Con chân thành cảm tạ cha mẹ nên hôm nay con muốn làm lễ ba lần quỳ chín lần khấu đầu”.

Cách giáo dục tốt nhất là cha mẹ làm gương

Cô giáo này quỳ xuống lạy lần thứ nhất, mẹ của cô liền rơi nước mắt. Những giọt nước mắt hạnh phúc vỡ òa sau bao năm cơ cực. Kỳ thực, bậc làm cha mẹ không hề nghĩ đến việc con cái sẽ đền đáp gì cho mình. Tuy vậy, khi con cái có chút tâm hiếu thuận thì sẽ làm cho họ thấy được an ủi. Nơi nhân gian này, ai là người luôn tin tưởng bạn? Mẹ là người dễ mủi lòng nhất. Mẹ không cần đền đáp, bạn nói với mẹ những lời lẽ nhẹ nhàng, đối với mẹ có chút tâm hiếu thuận, thì mẹ liền mãn nguyện rồi.

Về phía mỗi cá nhân, bên cạnh việc giữ gìn những thói quen đẹp của gia đình truyền thống, các cá nhân luôn cố gắng thu xếp dành thời gian cho gia đình, cùng nhau chia sẻ những kiến thức, những kỷ niệm, qua đó tăng cường được sự gắn bó và kết hợp việc thực hiện chức năng giáo dục giữa các thành viên trong gia đình.
Khi cha mẹ chăm sóc ông bà, trẻ nhỏ học được cách chăm sóc cha mẹ về sau. (Ảnh: Pexels)

Khi cô giáo quỳ xuống lạy lần thứ hai, con trai của cô đi tới và đấm bóp cho cha mình. Là một học sinh tiểu học lớp ba, cậu bé dường như bị cảm động bởi tâm hiếu thuận của mẹ mình. Đây là lời dạy không lời, là sự cảm hóa âm thầm to lớn! Cho nên, việc cha mẹ lấy mình làm gương thực sự rất quan trọng. Cậu bé này khi trở về nhà, bước vào cửa liền dõng dạc nói một câu làm cha mẹ cảm động. Cậu nói: “Cha mẹ ơi, năm tới sinh nhật của con, con cũng lạy cha mẹ”. Đó chính là cách giáo dục tốt nhất, trên làm gương dưới noi theo.

Góc suy ngẫm

Đâu đó có câu chuyện về đôi vợ chồng trẻ có cậu con 4 tuổi cùng ở với ông nội. Ông nội đã già nên ăn uống run rẩy và rơi vãi khiến đôi vợ chồng bực bội. Họ liền dọn bàn nhỏ để ông cụ ngồi ăn riêng một mình. Khi thấy ông vẫn làm rơi bát thìa, họ liền làm bát gỗ cho ông cụ ăn cơm. Cậu bé 4 tuổi im lặng chứng kiến tất cả. Rồi một ngày cậu cũng tìm khúc gỗ ngồi gọt. Cha mẹ cậu hỏi cậu đang làm gì thì cậu đáp: “Con làm bát gỗ để khi cha mẹ già dùng nó ăn cơm”. Nghe xong cha mẹ cậu choáng váng. Từ đó, cha mẹ cậu đã hiếu thuận và chăm sóc ông nội chu đáo.

Là hai câu chuyện nhưng chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục các con qua tấm gương của người lớn. Những hành động dù rất nhỏ của người lớn chúng ta sẽ được các con ghi nhớ và học theo.