Site icon MUC Women

Đột quỵ: những dấu hiệu sớm nhất để phòng tránh

đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong thứ ba trên thế giới

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ( Nguồn ảnh: Internet )

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Đây là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người mỗi năm.

Vậy đâu là những dấu hiệu sớm nhất để có thể phòng tránh.


Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể; khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút, nếu não không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do sự bất ổn của tuần hoàn máu não dẫn tới hiện tượng đột quỵ. Trong đó, có 2 loại: do thiếu máu cục bộ và do xuất huyết.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 85% trong tổng số ca bệnh nhân hiện nay ( Nguồn ảnh: Internet )

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% trong tổng số ca bệnh nhân hiện nay. Tình trạng này do các cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lên não.

Đột quỵ do xuất huyết: là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ, khiến máu chảy ồ ạt gây hiện tượng xuất huyết não.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ do máu cung cấp cho não bị giảm tạm thời. Những triệu chứng nhỏ này, chỉ diễn ra trong thời gian khoảng vài phút. Và đây chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, bao gồm các yếu tố không thay đổi được và các yếu tố nguy cơ thay đổi được ( các yếu tố về bệnh lý ).

Các yếu tố không thay đổi được

Các yếu tố nguy cơ thay đổi được ( Các bệnh lý )

Các bệnh lý về tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ ( Nguồn ảnh: Internet )

Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần…

Đột quỵ xảy ra đột ngột, nhưng thường trước đó, một tuần đến vài tháng, cơ thể đã phát ra các tín hiệu cảnh báo.

Dấu hiệu cảnh báo sớm và đặc trưng nhất là cơn thiếu máu não thoáng qua (ngừng tạm cung cấp máu lên não trong thời gian ngắn). Có thể coi đây là một cơn đột quỵ nhẹ, một vài phút đến vài giờ… cơ thể tự hồi phục trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường nên dễ nhầm lẫn với trúng gió hoặc hạ canxi.

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

Nhận diện sớm nguy cơ đột quỵ với quy tắc F.A.S.T

Có thể nhận biết sớm nguy cơ với quy tắc F.A.S.T ( Nguồn ảnh: Internet )

Trên thực tế, ai cũng có thể nhận diện được một người có bị tai biến mạch máu não hay không; bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản theo 3 chữ: C.N.G

Và nếu người đó gặp khó khăn trong bất cứ 3 điều trên cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Từ năm 2016, điều trị sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ; tái thông mạch máu đã rất phổ biến và được chứng minh hiệu quả cao. Nếu cấp cứu kịp thời trong khoảng từ 0-6 giờ sau khi khởi phát triệu chứng; bệnh nhân hồi phục tốt, giảm thiểu di chứng đột quỵ tối đa.

Cách phòng tránh đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh là cách phòng tránh tai biến hiệu quả.( Nguồn ảnh: Internet )

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… và chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hạn chế hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh giảm nguy cơ đột quỵ. Tránh những môn nặng quá sức, thay vào đó nên lựa chọn những môn như đi bộ, yoga, thiền…

Lối sống lành mạnh

Không hút thuốc lá.

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng bị đột quỵ. Ngoài gây hại cho sức khỏe của bản thân, nó còn ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các bệnh lý ( Nguồn ảnh: Internet )

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần để tầm soát bệnh kịp thời ( như tim mạch, tiểu đường, huyết áp…) Qua đó, nhằm phát hiện các yếu tố, bệnh lý gây tai biến. Từ đó, bác sĩ sẽ chủ động có các biện pháp hướng dẫn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.