Người bị tiểu đường dễ bị các bệnh loét và đau chân và để lại biến chứng phải cắt cụt chân. Dưới đây là các cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường.

Việc chăm sóc chân đối với người bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng, vì khi mắc các bệnh về chân rất dễ trở nên nghiêm trọng và có diễn biến nặng. Nguyên nhân là do sức đề kháng của người bệnh tiểu đường rất yếu. Đồng thời, họ không dễ dàng phát hiện được các tổn thương xảy ra ở chân khi sinh hoạt bình thường bởi khả năng cảm nhận tổn thương của họ bị giảm sút.

Duy trì vệ sinh bàn chân sạch sẽ

Điều quan trọng nhất là luôn phải đảm bảo bàn chân sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Lau khô bàn chân sau khi rửa, đặc biệt chú ý kẻ các ngón chân. Cố gắng giữ sao cho bàn chân luôn khô ráo.

Duy trì vệ sinh bàn chân sạch sẽ
Vệ sinh chân sạch sẽ hằng ngày cũng là một phương pháp chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường (ảnh chụp màn hình: dantri.com.vn).

Bảo vệ bàn chân

Người mắc bệnh tiểu đường khi bị vết thương sẽ rất lâu lành. Nếu giữ gìn không tốt hoặc không biết cách điều trị, xử lý thì ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử da. Tình trạng này sẽ có thể tiến triển thành cơn đau mãn tính. Do đó tránh để gây các chấn thương cho bàn chân. 

Tạo thói quen kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Rất cần thiết nên tạo thành một thói quen là trước khi đi ngủ phải kiểm tra kỹ bàn chân để kịp thời phát hiện các dấu hiệu có vết loét, vết cắt, vết phồng rộp, vết xước, sưng tấy để xử lý, điều trị kịp thời và tránh gây ra biến chứng.

Tạo thói quen kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Tìm một thời điểm thích hợp nhất trong ngày (buổi tối là tốt nhất) để kiểm tra chân hàng ngày và làm điều đó như một thói quen (ảnh chụp màn hình: lienvetthuong.com).

Luôn mang tất sạch và khô ráo

Bệnh nhân tiểu đường, nếu đi chân trần, ngay cả khi ở nhà, sẽ có thể làm tăng nguy cơ loét chân. Bởi vì tiếp xúc trực tiếp với môi trường không đảm bảo vệ sinh. Do vậy hãy tạo thói quen đi một đôi tất luôn đảm bảo sạch sẽ và khô ráo.

Chọn đôi giày phù hợp là cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường

Một đôi giày chật có thể rất dễ gây phồng rộp và lở loét bàn chân. Do vậy việc chọn một đôi giày phù hợp là rất quan trọng. Nên có ít nhất hai đôi giày để thay đổi thường xuyên, đặc biệt là luôn phải được đảm bảo khô ráo, sạch sẽ để không bị vi khuẩn xâm nhập.

Không nên hút thuốc lá

Hút thuốc rất dễ gây nên bệnh thần kinh tự chủ. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra loét bàn chân. 

Không nên hút thuốc lá
Ở những bệnh nhân đái tháo đường người ta thấy ảnh hưởng của thuốc lá còn dữ dội hơn nữa; tỉ lệ tử vong và bệnh lý tim mạch cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.

Nên massage bàn chân hàng ngày

Bệnh tiểu đường sẽ gây cản trở sự điều tiết nhiệt ở bàn chân, đồng thời chúng cũng gây ra những bất thường trong cảm nhận về nhiệt. Ngoài ra, lượng glucose trong máu cao có thể làm tăng độ cứng và giảm độ đàn hồi của các mô, khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn. Massage bàn chân giúp kích thích sự lưu thông các mạch máu ở chân và nó cũng làm giảm cơn đau do loét chân.

Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ 

Giữ độ ẩm phù hợp cho bàn chân cũng là yếu tố quan trọng ngang với làm sạch bàn chân người tiểu đường. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm da giàu chất chống oxy hóa và vitamin E. Nó có thể giúp giảm sản sinh các gốc tự do gây tổn thương tế bào da. 

Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ 
Xoa kem dưỡng da hoặc dầu thạch vào da và gót chân để giữ cho chúng không bị khô và nứt (ảnh chụp màn hình: thaythuocvietnam.vn).

Đi bộ mỗi ngày 

Đi bộ với thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp điều chỉnh tốt được lượng đường trong máu, ngoài ra sẽ giúp làm dẻo dai các cơ bàn chân, đồng thời giúp giữ cho dây chằng và gân được linh hoạt. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ loét chân và các biến chứng khác.

Lưu ý khi cắt móng chân

Móng chân dài và có xu hướng mọc quắp vào phần thịt cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau chân ở người lớn tuổi. Do vậy với những trường hợp này thì nên lưu ý cắt móng chân kịp thời . Trong khi cắt tránh làm tổn thương đến phần thịt của ngón chân. Nếu những người mắt kém, có thể nhờ người khác cắt giúp.

Những cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường
Cắt móng chân theo đường ngang. Tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp (ảnh chụp màn hình: ngaydautien.vn).

Luôn giữ cho máu ở bàn chân được lưu thông tốt

 Khi ngồi nên hạn chế cách ngồi gập gối quá lâu, điều này sẽ khiến cho máu dễ bị tắc nghẽn. Nên duy trì các cử động cẳng chân và bàn chân khi có thể. Nó sẽ giúp làm tăng co bóp các cơ vùng chân để máu lưu thông tốt hơn. Không nên mang quần áo quá chật.

Trên đây là những cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường hiệu quả. Cùng áp dụng khi cần nhé.