Hà thủ ô là vị thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, tốt cho sức khỏe. Cùng Mucwomen vào bếp thực hiện cách nấu nước hà thủ ô để uống nhé!

Hà thủ ô có chứa các chất có thể gây độc cho cơ thể. Chất này không có tác dụng với tất cả mọi người, nó chỉ ảnh hưởng đến một số ít người. Có thể gây độc cho gan (trong khi ở hầu hết mọi người, hà thủ ô bảo vệ và tăng cường chức năng gan). Để giải quyết tình trạng này và để tăng cường công dụng của hà thủ ô với sức khỏe thì y học cổ truyền đã nghiên cứu và ứng dụng kết hợp hà thủ ô và đậu đen.

Cách kết hợp này có thể giúp hà thủ ô lành tính, an toàn và tốt cho sức khỏe hơn. Các chất có trong đậu đen cũng góp phần làm tăng công dụng của hà thủ ô.

Nguyên liệu dùng cho cách nấu nước hà thủ ô để uống

  • 1kg hà thủ ô
  • 200g đậu đen xanh lòng

Cách nấu nước hà thủ ô và đậu đen

Bước 1: Chọn hà thủ ô và đậu đen

Hà thủ ô có rễ phình thành củ màu đỏ. Củ trông hơi giống củ khoai lang nhưng đôi khi dài hơn. Vào mùa thu hoặc mùa xuân, người muốn làm hà thủ ô, đậu đen thì đào hà thủ ô lên. Những củ tốt, thích hợp để chế biến với đậu đen là những củ không bị thối và không có dấu hiệu hư hỏng.

Nên chọn đậu đen cả vỏ. Từng hạt căng và khô. Không có dấu hiệu của nấm mốc, không có hạt lép. Tốt nhất nên chọn loại đậu đen có cùi màu xanh nhạt. Bởi nhiều người cho rằng đậu đen có lòng xanh tốt hơn đậu đen có lòng trắng.

Cách nấu nước hà thủ ô và đậu đen; hàng ngày; lạ miệng; mon an hang ngay; đơn giản; mon don gian.
Đậu đen xanh lòng là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong đời sống hằng ngày và trong các bài thuốc Đông y.

Bước 2: Sơ chế đậu đen và hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ sau khi mua về chỉ cần cắt bỏ rễ, rửa sạch. Cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô để bảo quản. Nếu không có hà thủ ô tươi, có thể mua hà thủ ô khô để nấu nước uống.

Sau đó, đem hà thủ ô đã phơi khô ngâm với nước vo gạo từ 12 – 24 giờ. Trong thời gian này, thỉnh thoảng nên khuấy đều để loại bỏ chất chát trong hà thủ ô. Khi hết thời gian ngâm thì rửa sạch hà thủ ô.

Bước 3: Nấu hà thủ ô và đậu đen

Với đậu đen thì chỉ cần rửa sạch. Cho vào nồi, thêm nước và nấu vài lần. Gạn lấy nước đậu đen. Lấy một cái nồi lớn. Lần lượt xếp các miếng hà thủ ô theo quy tắc miếng to đặt dưới miếng nhỏ đặt trên. Đổ nước đậu đen vào nồi sao cho cao hơn phần hà thủ ô vừa xếp khoảng 2cm. Chúng ta bắc nồi hà thủ ô và đậu đen lên bếp. Nấu trong vài giờ cho đến khi hà thủ ô mềm hoàn toàn.

Hoặc có thể chế biến hà thủ ô và đậu đen theo cách đồ. Cụ thể, chỉ cần xếp 1 lớp hà thủ ô, rắc một lớp đậu đen cho đến khi hết. Sau đó, đồ cho hà thủ ô chín đến tận lõi rồi áp dụng như cách nấu hà thủ ô như trên là được.

Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ khô; day nau an viet nam; sach huong dan nau an; hướng dẫn cách làm.
Thời điểm tốt nhất để uống hà thủ ô là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.

Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe

Hà thủ ô giúp tăng cường, bồi bổ sức khỏe

Hà thủ ô có tác dụng bổ gan, bổ thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần. Bồi bổ, tăng lực trong các chứng cơ thể suy nhược đau nhức, hoa mắt, chóng mặt. Các bệnh về tim mạch, thần kinh, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh rỉ nội tạng và bồi bổ sức khỏe cho người già sau ốm. Kích thích sản sinh hồng cầu, bạch cầu trong các bệnh thiếu máu, huyết quản.

Hà thủ ô giúp giải nhiệt, lợi tiểu

Còn dùng chữa chân tay đau nhức, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết hư nhược, giải nhiệt lợi tiểu và làm thuốc bổ trong điều trị kết hợp tiêu chảy.

Điều trị bệnh ngoài da

Y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng hà thủ ô để điều trị bệnh viêm da mủ, bệnh lậu, nấm chân, các bệnh viêm nhiễm và tăng lipid máu.

Tốt cho tim mạch, tăng khả năng miễn dịch

Hà thủ ô giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch, các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và tuyến giáp.

Cách nấu nước hà thủ ô để uống với nhiều công dụng bất ngờ; chế biến món ăn; coi nau an; món ngon.
Hành, tỏi và củ cải trắng là những thứ được khuyến cáo không nên dùng khi uống hà thủ ô.

Kháng khuẩn, nhuận tràng

Hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống lạnh; chống lão hóa của cơ thể và giúp trẻ hóa làn da.

Giải độc, tiêu viêm

Trong y học cổ truyền, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi sinh nở hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, chàm.

Bổ huyết, chữa gan thận, chữa đau lưng, mỏi gối

Ở Ấn Độ, rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh còi xương và làm đen tóc. Nó cũng có hiệu quả chống lại lượng đường trong máu cao. Rễ của hà thủ ô có tác dụng bổ huyết, chữa suy thận, yếu gan, suy nhược thần kinh, kém ngủ, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, đau bụng kinh, tiểu ra máu, táo bón, ngứa ngoài da không có mủ.

Nếu thấy cách nấu nước hà thủ ô để uống với nhiều công dụng bất ngờ là thông tin hữu ích hãy áp dụng ngay. Và đừng quên chia sẻ thông tin với những người xung quanh nhé.

Xem thêm: