Site icon MUC Women

100+ phép tắc lịch sự tối thiểu ai cũng nên biết – P5

100 phép lịch sử tối thiểu ai cũng nên biết - p5; phép lịch sự cơ bản; phep lich su; phép lịch sự trong giao tiếp; phép lịch sự trong ăn uống; phép lịch sự là gì; tại sao phải lịch sự

Những phép tắc lịch sự cơ bản, nếu mỗi người đều để tâm một chút, hẳn tình cảm sẽ khăng khít, lâu bền hơn. Cuộc sống giữa mọi người với nhau cũng vì vậy mà sẽ tốt đẹp và dễ dàng hơn rất nhiều.

Tiếp thep phần 1phần 2phần 3, phần 4, trong phần 5 gồm có 20 phép tắc lịch sự cơ bản sau:

  1. Đừng tùy ý đánh giá một ai, đặc biệt là sau lưng người khác.

2. Không phải tất cả mọi người đều đáng để kết giao sâu đậm. Cùng đừng thân thiết với bất kỳ ai quá nhanh!

Khi đi ăn, nếu không biết chọn món gì, thay vì nói “gì cũng được”, hãy nói “hãy theo ý bạn”. (Ảnh: Pexels.com)

3. Một câu nói, biểu đạt khác nhau, hiệu quả sẽ khác nhau. Thay vì chỉ nói “cảm ơn”, hãy nói “cảm ơn bạn”. Thay vì “gì cũng được”, hãy nói “hãy theo ý bạn”. Thay vì “bạn nghe vậy đã hiểu chưa”, hãy nói “tôi nói như vậy đã rõ chưa”.

4. Đừng làm “phe chìa tay” quá nhiều và quá thường xuyên. “Làm giúp tôi cái này đi”, “giúp tôi việc này đi”, “sủa giúp tôi cái này”… Việc gì có thể làm thì phải tự cố gắng làm trước, khi làm không được hoặc gặp khó khăn thực sự thì hãy nhờ.

5. Sau khi phạm sai lầm, đừng giải thích quá nhiều. Sai đã sai rồi, cứ can đảm nhận lỗi, từ đó rút ra bài học và đảm bảo lần sau không tái phạm là được.

6. Có việc gấp. Bình tĩnh rồi hãy nói.

Nhắc nhở người khác là cả một nghệ thuật. Khi cần nhắc nhở người khác, hãy nói một cách hóm hỉnh. (Ảnh: Pexels.com)

7. Về việc nhắc nhở người khác, hãy nói theo cách hóm hỉnh.

8. Những việc không dám chắc, đừng dễ dàng nói ra.

9. Việc chưa xảy ra, chớ có nói bừa.

10. Chuyện đau lòng, chớ gặp ai cũng nói.

11. Đừng bỏ bữa sáng. Nếu không ăn sáng thì cũng phải uống nước hoặc uống sữa.

12. Đỗ xe nên đỗ đúng nơi quy định, chừa không gian cho người khác mở cửa xe, đầu xe nên hướng ra phía ngoài để tiện rời đi.

13. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

14. Trong bữa ăn, người kém tuổi không được ngồi vào bàn trước người lớn; khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà.

Một trong những phép tắc lịch sự tối thiểu trên bàn ăn là không bắt đầu trước nếu chủ nhân của bữa tiệc chưa bắt đầu. (Ảnh: Pexels.com)

15. Tuyệt đối không dùng đũa để gắp các món canh, súp.

16. Không nói chuyện quá nhiều trong bữa ăn, cũng không cắm cúi ăn từ đầu đến cuối bữa, tốt nhất là hãy nói một vài câu chuyện để tạo không khí vui tươi, cởi mở trong bữa ăn.

17. Đừng rảnh rỗi mang ước mơ, sở thích của người khác ra cười nhạo

18. Đi ăn uống đừng nói: “Tùy, gì cũng được”. Không biết chọn gì thì có thể nói: “Tôi nghe theo bạn hết đó.”

19. Khi người khác nấu, hoặc mua đồ ăn cho mình. Nếu có dở thì cũng không được chê lên chê xuống.

20.

Giao tiếp giữa người với người là cả một nghệ thuật, nhưng không phải là quá khó. Điều cần thiết ở mỗi chúng ta là sự chân thành và biết quan tâm đến người khác. Hãy cùng lưu ý những phép lịch sự cơ bản trên để trở nên đẹp hơn trong mắt người khác bạn nhé!