Site icon MUC Women

Ung thư: Các yếu tố quan trọng giúp phục hồi sau điều trị

Ung thư: Các yếu tố quan trọng giúp phục hồi sau điều trị

Tâm trí, cơ thể và tinh thần là những điều cần thiết để chữa lành tế bào ung thư. Ngoài ra sự kết hợp giữa y học phương Tây và y học cổ truyền Trung Hoa mang lại hiệu quả vượt trội.

Ung thư có thể được phòng ngừa, điều trị và phục hồi nếu bạn biết nuôi dưỡng “sinh khí” và nâng cao khả năng tự chữa lành của bản thân. Đây là lời chia sẻ của ông Từ Trung Hoa (Xu Zhonghua) giáo sư tại Viện Y học Cổ truyền, Đại học Dương Minh Đài Loan. Ông Từ cũng là chuyên gia có tiếng về y học tích hợp Đông – Tây.

Gia đình ông Từ có truyền thống hành nghề YHCT. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo y học phương Tây, ông đã kết hợp kiến thức YHCT của mình để điều trị nhiều bệnh lý phức tạp, đặc biệt là ung thư. Với hơn 30 năm hành nghề, ông đã chứng kiến rất nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư.

Những câu chuyện hồi phục ung thư kỳ diệu

Một trong những trường hợp khiến ông Từ nhớ mãi là cha Jacques Leroux, một linh mục người Pháp sống tại Đài Loan hơn 40 năm. Một ngày nọ, cha Jacques đến khám vì bị ung thư máu. Cha bắt đầu dùng thuốc Đông y do ông Từ kê, và khối u sưng to ở sau gáy dần dần cải thiện trong vài năm.

Sau bốn đến năm năm, khối u tái phát. Cha Leroux quay lại tìm gặp ông Từ và nói rằng mình quá bận rộn với công việc. Ông còn nhiều việc Chúa giao chưa hoàn thành nên không thể hóa trị. Cha tiếp tục làm việc và sử dụng phương pháp điều trị bằng Đông y trong hai đến ba năm nữa. Cuối cùng các khối u đều biến mất dù không cần hóa trị.

Câu chuyện truyền cảm hứng này đã thôi thúc ông Từ xuất bản cuốn sách “Sức Mạnh Của Năng Lượng Tích Cực”, khám phá những sức mạnh tiềm ẩn có thể khiến khối u biến mất một cách kỳ diệu. Ông đã phỏng vấn cha Leroux tại nhà thờ để tìm hiểu sâu hơn về hành trình vượt qua ung thư, đặc biệt là vai trò của đức tin.

Một trường hợp khác là nữ võ sĩ quyền anh người Đài Loan – cô Trần Niên Khâm (Chen Nien-chin). Cô Trần đã giành huy chương đồng tại Thế vận hội Paris 2024. Trước đó, cô từng mắc u lympho Hodgkin và đã trải qua tám đợt hóa trị. Tuy nhiên, theo ông Từ, chính ý chí mạnh mẽ đã giúp cô Khâm không chỉ chiến thắng bệnh ung thư mà còn lấy lại thể trạng để thi đấu.

Hai loại sinh khí cần thiết

Ông Từ cho biết quá trình điều trị ung thư vô cùng đau đớn. Phẫu thuật; hóa trị; xạ trị hoặc điều trị nhắm mục tiêu đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến “khí”, hay còn gọi là sinh khí của cơ thể. Theo YHCT, khí là năng lượng sống thiết yếu và tinh tế; luôn lưu chuyển không ngừng trong cơ thể.

Ông giải thích rằng có hai loại sinh khí:

Để nuôi dưỡng năng lượng tích cực thì tâm trí cần trở nên hiền hòa, khoan dung và lạc quan. Năng lượng tích cực là nền tảng cho một sức khỏe tốt.

Sau khi trải qua các phương pháp điều trị nặng nề; sinh khí bẩm sinh của bệnh nhân sẽ bị tổn hại. Để phục hồi, có thể bắt đầu bằng cách đi bộ 20 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian. Điều thực sự quan trọng là không tạo áp lực cho bản thân. Khi cơ thể khá hơn, hãy tập suy nghĩ tích cực. Khi cả hai loại sinh khí đều dồi dào, con người sẽ lấy lại khả năng tự chữa lành.

Ba yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư

Ông Từ đưa ra ba yếu tố chính, tương ứng với ba khía cạnh của con người:

  1. Cơ thể: Duy trì vận động. Chọn bài tập phù hợp và thực hiện đều đặn.
  2. Tâm trí: Tìm sự tĩnh lặng. Thiền định, tự soi xét bản thân, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
  3. Tinh thần: Tìm sự bình yên. Hãy dừng việc suy nghĩ quá nhiều và đặt niềm tin vào một sức mạnh vĩ đại hơn.

Ngoài việc tập thể dục đều đặn; ông còn khuyên bệnh nhân nên dành thời gian yên tĩnh cho bản thân. Ví dụ như ngồi thiền hoặc tĩnh tâm 30 phút mỗi ngày.

Y học hiện đại cũng công nhận liệu pháp tâm – thể

Một bài báo trên tạp chí Cancer của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy các liệu pháp kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Như thiền chánh niệm có thể cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc và giúp bệnh nhân lựa chọn các chiến lược đối phó lành mạnh hơn.

Một nghiên cứu di truyền quy mô lớn khác chỉ ra rằng các khóa thiền định giúp tăng cường chức năng miễn dịch mà không làm kích hoạt phản ứng viêm. Điều này khiến thiền trở thành một biện pháp hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả một số loại ung thư.

Ông Từ cũng nhấn mạnh vai trò của tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo. Ông nhận thấy những người có đức tin thường có một chỗ dựa tinh thần vững chắc khi đối mặt với khó khăn; giúp họ duy trì tinh thần lạc quan. Ông đã từng chứng kiến nhiều bệnh nhân ung thư ở trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng sau đó lại có thể vượt qua bệnh tật nhờ có đức tin. Với họ, điều trị ung thư không đơn thuần là việc chống chọi với bệnh tật; mà đây còn là hành trình tìm sự bình yên trong tâm hồn.

Ai cũng có thể tự tăng cường sinh khí

Theo ông Từ, bất kể bạn khỏe mạnh; bán khỏe mạnh hay đang mắc bệnh nặng, nếu bạn áp dụng ba phương pháp nuôi dưỡng năng lượng tích cực vào cuộc sống hằng ngày, bạn có thể tự cải thiện hệ miễn dịch và khả năng tự chữa lành, từ đó:

Phòng bệnh ung thư: 2 điều cần nhớ

Phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh. Ông Từ đưa ra hai lời khuyên như sau:

  1. Quan sát cơ thể thường xuyên. Hãy học hỏi từ những người thân và bạn bè mà từng mắc ung thư để biết những dấu hiệu sớm họ từng trải qua. Phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao.
  2. Tiếp thu và áp dụng kiến thức y học.  Đọc sách; xem các chương trình sức khỏe cũng là cách để nâng cao nhận thức và bảo vệ thân, tâm.

Ngoài ra, nếu cảm thấy cơ thể có điều bất ổn hãy lập tức đến gặp thầy thuốc YHCT. Một bác sĩ YHCT giàu kinh nghiệm có thể chẩn đoán bệnh qua mạch ngay cả trước khi triệu chứng xuất hiện. Đây là một phần trong quy trình chẩn đoán YHCT: “vọng, văn, vấn, thiết” nghĩa là quan sát; lắng nghe; hỏi han và bắt mạch.

Kết hợp Y học Đông – Tây: Hiệu quả gấp đôi

Ông Từ khuyên bệnh nhân ung thư nên lựa chọn phương pháp điều trị tổng hợp thay vì chỉ chọn một bên. Y học phương Tây nhắm trực tiếp vào tế bào ung thư; còn YHCT thì tăng cường miễn dịch, nâng cao hiệu quả điều trị, và loại bỏ tế bào ung thư một cách tổng thể.

Việc kết hợp Đông – Tây y không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ chữa khỏi, mà còn tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân. Cách tiếp cận toàn diện này giúp tận dụng ưu thế của cả hai nền y học, tạo ra hiệu quả điều trị cao.