Site icon MUC Women

Học thuộc văn mẫu: Hệ lụy âm thầm từ thói quen giáo dục lệch lạc

hoc-thuoc-van-mau

Việc “học thuộc văn mẫu” ở bậc tiểu học đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nhiều trường công lập hiện nay. Tưởng như vô hại, thậm chí còn được coi là “cứu cánh” cho các kỳ thi, nhưng thói quen này đang âm thầm để lại những hệ lụy nghiêm trọng đối với khả năng tư duy, tâm lý và sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ.

Học thuộc văn mẫu: Từ giải pháp tình thế đến lệch lạc giáo dục

Học thuộc văn mẫu ban đầu được áp dụng như một biện pháp tình thế nhằm giúp học sinh tiểu học có khuôn mẫu khi làm văn, tránh lỗi diễn đạt lủng củng, lạc đề. Đặc biệt, trong môi trường áp lực thi cử nặng nề, việc học thuộc văn mẫu giúp giáo viên yên tâm hơn về kết quả chung của lớp, đồng thời giúp học sinh đạt điểm số an toàn.

Tuy nhiên, khi giải pháp tình thế trở thành thói quen hệ thống; nó đã tạo ra một nền giáo dục chú trọng hình thức hơn nội dung. Thay vì hướng dẫn học sinh cách tư duy, cảm thụ và diễn đạt suy nghĩ của mình; nhà trường và phụ huynh lại vô tình đào tạo nên những “cỗ máy sao chép”.

Những hệ lụy tâm lý và tư duy từ việc học thuộc văn mẫu

Triệt tiêu khả năng sáng tạo và tư duy độc lập

Học thuộc văn mẫu khiến học sinh mất đi cơ hội học cách cảm nhận, tưởng tượng và sắp xếp ý tứ cá nhân. Thay vì được rèn luyện tư duy ngôn ngữ tự nhiên; trẻ nhỏ lại lệ thuộc vào những khuôn mẫu sẵn có. Lâu dài, trẻ không còn khả năng tự bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ chân thật – vốn là cốt lõi của sự sáng tạo.

Học thuộc văn mẫu khiến học sinh mất đi cơ hội học cách cảm nhận, tưởng tượng và sắp xếp ý tứ cá nhân. (Ảnh: Internet)

Gây áp lực tâm lý nặng nề

Việc phải học thuộc lòng những bài văn dài, sáo rỗng, không gắn với trải nghiệm thực tế; điều này gây ra áp lực tâm lý lớn đối với học sinh tiểu học. Đối với những em có khả năng ghi nhớ hạn chế hoặc không cảm thụ được nội dung văn mẫu; việc học thuộc trở thành một gánh nặng vô hình; dễ dẫn đến tâm lý chán ghét học tập, thậm chí lo âu, sợ thất bại.

Đánh mất ý nghĩa đích thực của sự học

Lời dạy của cổ nhân “Tiên học lễ, hậu học văn” –nhấn mạnh rằng việc học đầu tiên phải tu dưỡng đạo đức; rồi sau đó mới đến kiến thức. Nhưng trong guồng quay của thành tích, sự học hiện đại nhiều khi chỉ còn là cuộc đua điểm số. Học thuộc văn mẫu biến quá trình học thành việc sao chép máy móc; làm mất đi mục tiêu lớn lao của giáo dục: khai mở trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn.

Học thuộc văn mẫu và căn bệnh “sính” thành tích

Từ góc độ xã hội học, việc học thuộc văn mẫu phản ánh căn bệnh thành tích trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Khi kết quả bề ngoài được đặt nặng hơn quá trình trưởng thành nội tại. Nhà trường, phụ huynh và cả học sinh đều bị cuốn vào một vòng xoáy: thi cho đẹp bảng điểm, học cho kịp chỉ tiêu.

Căn bệnh “sính” thành tích không những làm méo mó mục tiêu tốt đẹp của giáo dục; mà còn tạo ra một thế hệ trẻ máy móc, không có chính kiến, dễ hoang mang, hụt hẫng khi bước ra cuộc sống, nơi không ai chấm điểm cho những bài văn thuộc lòng; mà chỉ đánh giá qua năng lực thực tế và bản lĩnh sống.

Căn bệnh “sính” thành tích không những làm méo mó mục tiêu tốt đẹp của giáo dục, mà còn tạo ra một thế hệ trẻ máy móc, không có chính kiến, dễ hoang mang, hụt hẫng khi bước ra cuộc sống. (Ảnh: Internet)

Hậu quả lâu dài đến nhân cách trẻ – hệ lụy từ góc nhìn tâm lý học

Từ khía cạnh tâm lý học, việc học thuộc văn mẫu kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

Làm sao để chấm dứt tình trạng học thuộc văn mẫu?

Để chữa trị tận gốc vấn nạn “học thuộc văn mẫu”; cần sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội:

Thực hiện giảm áp lực thi cử quá mức; khuyến khích một nền văn hóa tôn trọng sáng tạo và cá tính.

Chỉ khi trở về với giá trị thực sự của giáo dục – đào luyện nhân cách, khai mở tâm hồn; chúng ta mới có thể hy vọng vào một thế hệ trưởng thành về cả trí tuệ và nhân cách, tâm hồn.

Thức tỉnh sự học

Học thuộc văn mẫu không phải là cách để học sinh lớn lên. Nếu còn tiếp tục chạy theo thành tích; giáo dục chỉ tạo ra những con người biết vâng lời khuôn mẫu mà thiếu đi những tâm hồn tự do, sáng tạo. Đã đến lúc chúng ta cần trả lại cho trẻ em quyền được học bằng cả trái tim và khối óc của chính mình.