Cây lá lốt – Loài rau quen thuộc trong bữa cơm Việt, không chỉ là gia vị dân dã mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền, giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và làm ấm cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Cây Kinh Giới – Vị thuốc quý từ vườn nhà
- Cây rau má – “Thần dược” từ thiên nhiên cho sức khỏe và sắc đẹp
- Trump ca ngợi đàm phán thuế quan Mỹ – Trung: 8 giờ đối thoại tích cực
Trong kho tàng dược liệu phương Đông, cây lá lốt không chỉ là một loại rau thơm dân dã quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc quý với nhiều công dụng y học đã được khẳng định qua thời gian. Gắn bó với đời sống người Việt từ bao đời nay; lá lốt hiện diện trong từng nếp nhà thôn quê; len lỏi từ bữa cơm đạm bạc đến những bài thuốc gia truyền mang đậm triết lý “lấy cây cỏ làm thuốc trị thân tâm”. Với vị cay nhẹ, tính ấm; lá lốt không chỉ làm ấm lòng trong ngày mưa lạnh; mà còn xoa dịu bao chứng đau nhức, tê thấp – Những căn bệnh thường gặp trong khí hậu ẩm của vùng nhiệt đới. Hãy cùng khám phá toàn diện tác dụng; công dụng của cây lá lốt – Báu vật thầm lặng nơi vườn nhà.
Xem nhanh
Cây lá lốt là gì? – Dáng hình dân dã, dược tính bất ngờ
Cây lá lốt, tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae); là một loài cây thân thảo, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên các giá đỡ tự nhiên. Lá hình tim, màu xanh thẫm, có gân nổi rõ, khi vò có mùi thơm nồng dễ chịu. Cây thường mọc hoang ở nơi ẩm ướt; mát mẻ, nhưng cũng được trồng rộng rãi khắp nơi nhờ tính đa dụng trong ẩm thực và y học.
Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nền ẩm thực Việt Nam; đặc biệt là trong các món nướng; món om, hoặc ăn sống kèm. Tuy nhiên, điều làm nên giá trị đặc biệt của cây lá lốt nằm ở hương vị; ở những tác dụng y học quý giá ẩn sau từng tấc lá, đoạn thân.
Cây lá lốt trong y học cổ truyền
Theo Đông y, cây lá lốt có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Tỳ và Thận. Các sách y học cổ truyền ghi nhận lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn; chỉ thống (giảm đau), trừ thấp và kháng khuẩn. Nhờ đó, cây thường được sử dụng trong điều trị các chứng phong hàn thấp; đau nhức xương khớp, đầy hơi, tiêu chảy, ra mồ hôi tay chân…
Lá lốt trị đau nhức xương khớp, phong thấp
Lá lốt đặc biệt nổi tiếng với công dụng giảm đau, chống viêm trong các bệnh lý xương khớp. Người ta thường dùng lá lốt tươi; nấu nước để ngâm chân tay hoặc sắc uống với các vị thuốc khác như cốt toái bổ; dây đau xương, thiên niên kiện. Bài thuốc này giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm dịu các cơn đau nhức do lạnh hoặc do thoái hóa khớp.
Cây lá lốt chữa lạnh bụng, tiêu hóa kém
Với tính ấm, lá lốt còn giúp ôn ấm tỳ vị – Cơ quan tiêu hóa trung tâm theo quan điểm Đông y. Người bị đầy bụng; khó tiêu; đi ngoài phân lỏng do hàn thấp có thể dùng nước sắc lá lốt để điều hòa hệ tiêu hóa,mỗi khi “bụng dạ trái gió trở trời”.
Lá lốt trị ra mồ hôi tay chân, cảm lạnh
Lá lốt có thể dùng làm nước tắm hoặc ngâm tay chân để chữa ra mồ hôi nhiều – Với trẻ nhỏ hay cảm lạnh; xông hơi bằng lá lốt; gừng và sả cũng là một phương pháp hiệu quả giúp cơ thể toát mồ hôi, giải cảm, trừ phong hàn.
Cây lá lốt trong y học hiện đại
Không chỉ dừng lại ở y học cổ truyền; y học hiện đại cũng ghi nhận một loạt các tác dụng sinh học của cây lá lốt thông qua các nghiên cứu khoa học:
Kháng khuẩn, chống viêm: Các chiết xuất từ lá và thân lá lốt có khả năng ức chế vi khuẩn như Staphylococcus aureus; Escherichia coli – Những tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa.
Chống oxy hóa: Lá lốt chứa các hoạt chất như alkaloid; flavonoid và tinh dầu có khả năng trung hòa các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
Giảm đau, chống co thắt: Tinh dầu lá lốt có tác dụng an thần nhẹ; hỗ trợ thư giãn cơ bắp và giảm cơn đau cơ, chuột rút, đau đầu.
Các công ty dược phẩm hiện nay đang ngày càng quan tâm đến việc khai thác lá lốt làm nguyên liệu cho các dòng thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe xương khớp, tiêu hóa và miễn dịch.
Cây lá lốt trong ẩm thực – Hương vị dân dã gắn với tuổi thơ
Không thể nói đến lá lốt mà bỏ qua khía cạnh ẩm thực. Từ món chả lá lốt thơm lừng; thịt bò cuốn lá lốt; cá om lá lốt đến cháo lá lốt thịt bằm dành cho người mới ốm dậy – Tất cả đều mang hương vị riêng biệt; vừa gần gũi, vừa đậm đà chất quê. Lá lốt không chỉ làm dậy hương món ăn; mà còn giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm mùi tanh của thịt cá.
Sự hiện diện của lá lốt trong bữa cơm gia đình là minh chứng rõ nét cho mối liên kết giữa ẩm thực và y học trong văn hóa phương Đông – Nơi mà “thức ăn là thuốc, thuốc cũng là thức ăn”.
Lá lốt, một số lưu ý khi sử dụng
Không nên dùng quá nhiều: Lá lốt tính ấm, nếu dùng quá liều có thể gây nóng trong, táo bón hoặc nổi mụn.
Người bị nhiệt, táo bón nặng không nên dùng lá lốt thường xuyên.
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc từ lá lốt.
Cây lá lốt – Loài cây nhỏ bé ven vườn; tưởng chừng đơn sơ nhưng lại chứa đựng cả một kho tàng y học dân gian đầy giá trị. Giữa thế giới hiện đại, nơi mà con người dần rời xa thiên nhiên; thì việc nhìn lại và gìn giữ những báu vật từ đất mẹ như lá lốt chính là một hành động trở về – Trở về với sự giản dị; thuần khiết và trí tuệ của cha ông xưa.
Lá lốt không chỉ là gia vị cho món ăn; mà còn là phương thuốc cho sức khỏe; là mùi hương của ký ức và là di sản sống của nền y học truyền thống phương Đông. Hãy giữ lấy cây lá lốt – Như giữ lấy một phần linh hồn làng quê Việt.